Trường Mầm non Diễn An - Diễn Châu - Nghệ An

https://mamnondienan.dienchau.edu.vn


Kế hoạch giáo dục trẻ 24-36 tháng tuổi năm học 2024-2025

Khung thời gian thực hiện chương trình, kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng, kế hoạch giáo dục trẻ 24-36 tháng tuổi.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG MẦM NON DIỄN AN
Phụ lục 1
 
KHUNG THỜI GIAN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH TRẺ 24-26 THÁNG
NĂM HỌC 2024 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số 98/KH-MNDA ngày 09 tháng 9 năm 2024)
TT Chủ đề lớn Chủ đề nhánh Tuần số Thời gian
 
1
Trường Mầm non của bé- vui trung thu
(4 tuần)
- Các cô giáo trong nhóm trẻ Tuần 1 09-13/9/2024
- Bé vui đón Tết trung thu Tuần 2 16-20/9/2024
- Nhóm trẻ của bé Tuần 3 23-27/9/2024
- Các hoạt động ở trường MN Tuần 4 30/09-04/10/2024
 
2
Bé và các bạn
(3 tuần)
- Bé và các bạn Tuần 5 07-11/10/2024
- Một số bộ phận trên cơ thể bé ( 2 tuần) Tuần 6 14-18/10/2024
Tuần 7 21- 25/10/2024
 
 
3
 
Gia đình bé - Ngày hội của cô giáo
(6 tuần)
- Những người thân yêu trong gia đình Tuần 8 8/10-01/11/2024
 
 - Ngôi nhà của bé Tuần 9 04-8/11/2024
- Ngày hội cô giáo Tuần 10 11-15/11/2024
- Đồ dùng dùng để ăn trong gia đình Tuần 11 18/11-22/11/2024
- Đồ dùng dùng để uống trong gia đình. Tuần 12 25/11-29/11/2024
- Đồ dùng  để sinh hoạt Tuần 13 02-06/12/2024
 
 
4
 
 
 
 
 
Thế giới động vật, Tết-mùa xuân
(7 tuần)
- Một số loại quả Tuần 14 9-13/12/2024
- Cháu yêu chú bộ đội Tuần 15 16/-20/12/2024
- Một số loại rau ( 2 tuần)
 
Tuần 16 23-27/12/2024
Tuần 17 30/12-03/1/2025
- Một số loại hoa ( 2 tuần) Tuần 18 06-10/1/2025
Tuần 19 13/1-17/1/2025
- Bé vui đónTết mừng xuân Tuần 20 20 -24/1/2025
 
 
5
Thế giới động vật.
(5 tuần)
- Một số vật nuôi trong gia đình Tuần 21 3/2- 7/2/2025
Tuần 22 10-14/2/2025
- Một số con vất sống dưới nước Tuần 23 17/2-21/2/2025
- Một số con vật sống trong rừng Tuần 24 24-28/2/2025
- Bé vui hội 8/3 Tuần 25 03-07/3/2025
 
6
Phương tiện giao thông
( 4 tuần)
- PTGT đường bộ - Lễ hội đền cuông ( 2 tuần) Tuần 26 10-14/3/2025
Tuần 27 17-21/3/2025
- PTGT đường thủy Tuần 28 24-28/3/2025
- PTGT đường không. Tuần 29 31/3- 4/4/2025
 
7
Mùa hè của bé
(3 tuần)
- Thời tiết mùa hè Tuần 30 07-11/4/2025
- Trang phục mùa hè Tuần 31 14-18/4/2025
- Các hoạt động của bé trong mùa hè Tuần 32 21/4-25/4/2025
 
 
8
Bé lên mẫu giáo
- Bác Hồ kính yêu
(3 tuần)
- Bé lên mẫu giáo. Tuần 33 28/4-2/5/2025
- Bác Hồ kính yêu và mừng sinh nhật Bác ( 2 tuần) Tuần 34 5-9/5/2025
Tuần 35 12-16/5/2025
Tổng   35 tuần  
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Phụ lục 02
A. KẾ HOẠCH CHĂM SÓC- NUÔI DƯỠNG TRẺ 24-36THÁNG
NĂM HỌC 2024-2025
(Kèm theo Kế hoạch số 98/KH-MNDA ngày 09 tháng 9 năm 2024)
Nội dung Phương pháp hình thức thực hiện Người thực hiện, người phối hợp thực hiên Lưu ý/điều chỉnh
3.1. Tổ chức bữa ăn
 
a. Số lượng và chất lượng bữa ăn:
  •  
- Thay đổi thực đơn phù hợp với trẻ, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương,theo ngày, theo mùa. Ứng dụng các phần mềm để tính thực đơn cho trẻ đảm bảo tính cân đối, hợp lý; quan tâm thay đổi bữa ăn phụ .
- Đổi mới trong công tác tổ chức bữa ăn cho trẻ
- Phối hợp phụ huynh để kiểm tra giám sát việc chuẩn bị tổ chức bữa ăn cho trẻ tại nhà bếp và nhóm lớp để nhắc nhở, điều chỉnh kịp thời khi thấy những việc chưa phù hợp.
+ Nước uống: Khoảng 0,8-1,6lít/trẻ/ngày (kể cả trong thức ăn)
- Mùa  đông trẻ uống nước ấm , mùa hè cho trẻ uống nước đun sôi để nguội
b. Chăm sóc bữa ăn
- Trước khi ăn:
Giáo viên phải cho trẻ vệ sinh sạch sẽ, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng:
+ Chỉ đạo giáo viên chuẩn bị bàn ghế ( cô sắp xếp), đồ dùng đầy đủ  cho trẻ.( thìa, bát, khăn lau, đĩa đựng cơm rơi)
+ Chỉ đạo giáo viên sắp xếp số trẻ mỗi nhóm đúng quy định
* Trong khi ăn:
- Chia và trộn đều thức ăn và cơm cho trẻ
Trong khi cho trẻ ăn cô cần quan tâm đến đặc điểm từng trẻ như: 
- GV tạo  không khí thoải mái và khuyến khích trẻ ăn hết suất, không được dọa, nạt trẻ trong khi ăn, không ép trẻ khi trẻ không muốn ăn hoặc nôn trớ.
- Sắp xếp trẻ ngồi hợp lý để tiện chăm sóc. Thường xuyên thông tin kịp thời với phụ huynh về tình trạng trẻ biếng ăn để có biện pháp chăm sóc.
* Sau khi ăn:
- Sau khi ăn hướng dẫn trẻ xếp bát, thìa vào nơi qui định, cô lau VS cho trẻ. Tập cho trẻ tựbưng cốc uống nước, hướng dẫn trẻ uống nước, đi vệ sinh ( nếu trẻ có nhu cầu.
- BGH nhà trường
- Giáo viên các nhóm trẻ
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Giáo viên và trẻ
 
BGH nhà trường có sự điều chỉnh sau khi nhận được ý kiến từ giáo viên , phụ huynh
 
  1.  Tổ chức giấc ngủ
a.Trước khi trẻ ngủ:
- Chỉ đạo giáo viên chuẩn bị đầy đủ về chỗ ngủ (ấm về mùa đông, mát về mùa hè, cới bớt quần áo cho trẻ trước khi đi ngủ...)
- Tập cho trẻ tự đi vệ sinh, lấy chăn, gối
* Theo dõi trẻ trong khi ngủ:
- Giáo viên phải trực để quan sát trẻ, xử lý kịp thời các tình huống có thể xẩy ra trong khi ngủ.
- GV chú ý không gian thoáng mát về mùa hè, đủ  ấm về mùa đông.
* Chăm sóc sau khi trẻ thức dậy:
- GV hướng dẫn trẻ tự làm một số việc vừa sức .
- Sau khi ngủ dậy, trẻ nào thức giấc trước cô cho dậy trước, tránh đánh thức cùng một lúc ảnh hưởng đến trẻ khác và sinh hoạt của lớp.
- Hướng dẫn trẻ tự làm một số việc vừa sức như: Cất gối, xếp chăn, chiếu. Có thể chuyển dần sang một hoạt động khác bằng cách âu yếm, trò chuyện với trẻ, cho trẻ hát một bài hát...Nhắc trẻ đi vệ sinh. Sau khi trẻ tỉnh táo cho trẻ ăn quà chiều.
 
- Giáo viên
 
3.3. Tổ chức vệ sinh
 
a.Vệ sinh cô:
- Quần áo luôn gọn gàng, sạch sẽ
- Giữ gìn thân thể sạch sẽ, đầu tóc luôn gọn gàng, móng tay cắt ngắn.
- Đảm bảo đôi bàn tay phải sạch sẽ khi chăm sóc trẻ
- Để đồ dùng cá nhân của trẻ riêng biệt, không sử dụng đồ dùng cá nhân của trẻ.
- Khám sức khỏe định kỳ hàng năm
b. Vệ sinh cá nhân trẻ
- Cô giáo chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để vệ sinh cho trẻ .
- Rửa tay và lau khô tay cho trẻ theo đúng trình tự, đảm bảo vệ sinh.  .
- Lau mặt sạch sẽ cho trẻ trước và sau khi ăn, khi mặt bị bẩn theo đúng qui trình. Mùa lạnh cần chuẩn bị khăn ấm để lau cho trẻ.
 
c) Vệ sinh môi trường:
* Vệ sinh đồ dùng, đồ chơi
- Một số đồ dùng phục vụ cho trẻ ăn uống, vệ sinh tại nhóm lớp cần theo quy định: 
- Đồ dùng vệ sinh: Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng , nước tẩy các loại phải được úp, cất cẩn thận và tránh xa tầm tay của trẻ đối với những chất có chứa chất độc hại.
- Bô đi vệ sinh của trẻ được cọ rửa bằng dung dịch sát khuẩn hằng ngày và được úp khô ráo. Hàng tuần vệ sinh đồ chơi ít nhất 01 lần.
* Vệ sinh phòng nhóm
- Hằng ngày trước khi trẻ đến lớp, GVmở tất cả cửa sổ và cửa ra vào để phòng học được thông thoáng.
- VS sử dụng nước lau nhà để lau sau khi trẻ ăn xong, sau khi trẻ ra về.
- Phòng học, phòng kho ,Phòng vệ sinh thường xuyên sạch sẽ và khô ráo và không có mùi hôi
* Xử lý rác thải
- Phải có thùng rác tại các lớp
- Chú trong việc xử lý các nguồn nước thải trong nhà trường.
+ Giữ sạch nguồn nước.
-Nguồn nước rửa đám bảo sạch sẽ và vệ sinh bồn nước theo định kì.
* Giữ sạch nguồn nước:
- Nguồn nước phải có nguồn nước sạch : nước tinh khiết đóng bình, nước máy để sử dụng ăn uống
 
- Giáo viên
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Giáo viên và trẻ
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Giáo viên
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Giáo viên
 
- BGH
 
3.4.Tổ chức chăm sóc sức khỏe và an toàn
 
a) Chăm sóc sức khỏe
  •  
- Khám sức khỏe định kì: Tổ chức khám sức khỏe cho trẻ một năm ít nhất 1 lần;
- Khám điều trị chuyên khoa: Phối hợp với các cơ sở y tế có đủ điều kiện tổ chức khám, điều trị theo các chuyên khoa như: Nhi khoa, mắt, tai – mũi – họng, răng – hàm – mặt, cơ – xương – khớp...
* Để theo dõi phát triển thể lực của trẻ qua biểu đồ :
 Theo dõi biểu đồ phát triển trẻ về chỉ số cân nặng và chiều cao
+Theo dõi và đánh giá sự phát triển thể lực của trẻ bằng biểu đồ
- Trẻ nhà trẻ theo dõi chiều cao và cân nặng 3 tháng 1 lần;
+ Theo dõi tình trạng dinh dưỡng: Đối với trẻ suy dinh dưỡng, béo phì theo dõi mỗi tháng 1 lần.
b. Phòng và xử lý các bệnh thường gặp
+ Tiêm chủng, phòng dịch
- Nhắc nhở và tuyên truyền phụ huynh tiêm phòng đầy đủ cho trẻ theo hướng dẫn của y tế địa phương Theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của trẻ sau tiêm chủng. Báo cáo y tế địa phương những trường hợp bất thường để xử lý kịp thời.
- Trong thời gian có dịch bệnh xẩy ra nếu có nhiều trẻ bị bệnh do dịch thì giáo viên báo cáo nhà trường để mời y tế đến khám, tìm nguyên nhân, có biện pháp xử lý kịp thời để tránh lây lan.
+ Phát hiện sớm và chăm sóc trẻ ốm
- Khi đón trẻ và chăm sóc trẻ trong cả ngày, nếu thấy trẻ có gì khác thường phải theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ cẩn thận để xử lý kịp thời.
- Biết cách xử lí và chăm sóc trẻ ốm tại trường:
+ Nếu trẻ sốt cao đặt trẻ nằm nơi yên tĩnh..... Cởi bớt quần áo, lau mình cho trẻ bằng nước ấm, cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn để đề phòng co giật và báo ngay cho cha mẹ trẻ hoặc đưa đến cơ sở y tế
+ Nếu trẻ nôn đặt trẻ nằm nghiêng hoặc ngồi dậy đề phòng trẻ hít phải chất nôn gây ngạt. . Thu dọn chất nôn và quan sát để báo với cha mẹ trẻ và cơ sở y tế.
c. Bảo vệ an toàn và phòng một số bệnh thường gặp:
*An toàn thể lực:
- Tạo môi trường an toàn cho trẻ khi đến trường, vệ sinh đồ dùng đồ chơi sạch sẽ, sắp xếp giá tủ gọn gàng, ngăn nắp.
- Thường xuyên kiểm tra cơ sở vật chất để kịp thời thanh lí, tu sửa, không để trẻ bị xây xước, ngã, trơn trượt, đảm bảo an toàn cho trẻ mọi lúc mọi nơi, không để trẻ bị thương tích.
- Quản lí trẻ cẩn thận mọi lúc mọi nơi.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nước uống và nước sinh hoạt
- Có tủ thuốc tại nhà trường và có đủ các loại thuốc thông dụng.
- Giáo viên dành thời gian tiếp xúc vui vẻ với trẻ . Tránh gò ép, dọa nạt, phê phán trẻ
* An toàn tính mạng:
- Phối hợp với các ban nghành đoàn thể để giữ an toàn giao thông trong giờ đưa đón trẻ.
- Tạo tâm lý thoải mái, vui vẻ cho trẻ khi đến lớp. Gần gũi, thân mật với trẻ như ở nhà. Không doạ nạt, quát mắng, đánh trẻ.
- Không để xẩy ra tai nạn và thất lạc trẻ
- Có bờ tường bao bảo vệ khu vực trường
- Đảm bảo đồ dùng, đồ chơi sạch sẽ.           -  Không cho trẻ chơi đồ dùng, đồ chơi nguy hiểm
- Sàn nhà vệ sinh khô ráo, tránh trơn trượt
- Không cho trẻ tiếp xúc với người lạ mặt hoặc nhận quà từ người lạ.
- Kịp thời Giải quyết những vấn đề về CSVC chưa đảm bảo an toàn để có biện pháp sửa chữa.
 
 
 
- BGH, Y tế phối hợp với trạm y tế để thực hiện
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
- Giáo viên phối hợp với phụ huynh
 
 
 
 
- Giáo viên phối hợp với nhà trường để thực hiện
 
3.5. Chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng - Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống dưới 3% thể thấp còi dưới 4% , béo phì dưới 1%
- Phối hợp với phụ huynh để thống nhất các biện pháp chăm sóc trẻ và cải thiện dinh dưỡng cho trẻ ở nhà để phục hồi dinh dưỡng cho trẻ
- Giáo viên dành thời gian tiếp xúc quan tâm đến nhiều đến trẻ trẻ khuyết tật.
 
Giáo viên phối hợp với nhà trường với phụ huynh để thực hiện  
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
B/ KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TRẺ 24-36 THÁNG, NĂM HỌC 2024-2025
(Kèm theo Kế hoạch số 98/KH-MNDA ngày 09 tháng 9 năm 2024)
 
Mục tiêu Nội dung
                                     Lĩnh vực phát triển thể chất
a. Dinh dưỡng sức khỏe.
MT1: Trẻ khoẻ mạnh, cân nặng, chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi, cụ thể:
+ Trẻ trai:  Cân nặng từ 9.9 - 15.2 (kg), chiều cao từ 80.9 - 94.9 (cm)
+ Trẻ gái: Cân nặng 9.4 - 14.5 (kg), chiều cao từ 79.9 - 93.3 (cm)
-  Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, đảm bảo nhu cầu khuyến nghị về năng lượng  tại trường của 1 trẻ trong một ngày
- Tập các bài tập thể dục thường xuyên
- Vệ sinh trong ăn uống và vệ sinh cá nhân sạch sẽ
- Phòng chống suy dinh dưỡng. Phòng tránh các bệnh thường gặp.
- Khám sức khoẻ định kỳ. Cân đo theo dõi trẻ qua biểu đồ tăng trưởng, theo dõi tiêm chủng.  
MT2: -Trẻ thích nghi với chế độ ăn cơm, ăn được các loại thức ăn khác nhau
                   
- Làm quen với chế độ ăn cơm và các loại thức ăn khác nhau.
- Tập luyện nền nếp thói quen tốt trong ăn uống.
 
MT3: - Trẻ ngủ 1 giấc buổi trưa;
Trẻ biết đi vệ sinh đúng nơi qui định
 
- Luyện thói quen ngủ 1 giấc trưa
- Tập đi vệ sinh đúng nơi qui định
 
MT4: Trẻ làm được một số việc với sự giúp đỡ của người lớn (lấy nước uống, đi vệ sinh, ...). * Tập tự phục vụ:
- Xúc cơm, uống nước.
- Mặc quần áo, đi dép, đi vệ sinh, cởi quần áo khi bị bẩn, bị ướt.
- Chuẩn bị chỗ ngủ.
- Tập nói với người lớn khi có nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh.
- Tập một số thao tác đơn giản trong rửa tay, lau  mặt
- KNS: Bé tập rửa tay.
- KNS: Bé tập đeo khẩu trang
MT5: Chấp nhận: đội mũ khi ra nắng; đi giày dép. Mặc quần áo ấm khi trời lạnh. - Trong hoạt động hàng ngày dạy trẻ đội mũ khi ra nắng; đi giày dép. Mặc quần áo ấm khi trời lạnh.
- KNS: Tập cài cúc áo
- KNS: Cất dép, đi dép
- KNS: Bé tập đi tất
MT6: Trẻ biết tránh một số vật dụng, nơi nguy hiểm  khi được nhắc nhở. - Nhận biết một số vật dụng nguy hiểm, những nơi nguy hiểm không được phép sờ vào hoặc đến gần: bếp đang đun, phích nước nóng, xô nước, giếng…
MT7: Trẻ biết và tránh một số hành động nguy hiểm khi được nhắc nhở. - Nhận biết một số hành động nguy hiểm và phòng tránh khi được nhắc nhở như: leo trèo lên lan can, chơi nghịch các vật sắc nhọn, ...
b. Phát triển vận động
MT8: Trẻ thực hiện được đầy đủ các động tác trong bài tập thể dục: hít thở, tay, lưng/ bụng và chân. - Hô hấp: tập hít vào, thở ra.
-Tay: giơ cao, đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa ra sau kết hợp với lắc bàn tay.
- Lưng, bụng, lườn: cúi về phía trước, nghiêng người sang 2 bên, vặn người sang 2 bên.
- Chân: ngồi xuống, đứng lên, co duỗi từng chân
MT9: Trẻ biết giữ thăng bằng trong vận động: đứng/ đi/ chạy/ bước. *VĐCB:Đứng/ đi/ chạy/ bước:
- Đi/ Chạy thay đổi tốc độ nhanh- chậm theo cô.
- Đi trong đường hẹp có bê vật trên tay.
- Đi theo đường dích dắc
- Đi trong đường hẹp
- Đi theo hiệu lệnh
- Đi có mang vật trên tay
- Đi theo đường ngoằn ngoèo
- Đi bước qua gậy kê cao
- Chạy theo hướng thẳng
- Đứng co 1 chân
- Chạy theo bắt bóng
- Chạy đổi hướng
MT10: Trẻ biết thực hiện phối hợp vận động tay - mắt trong thực hiện vận động: tung - bắt bóng *VĐCB: Tung - bắt – ném:
- Tung - bắt bóng cùng cô ở khoảng cánh 1m
- Ném vào đích xa1-1,2m
- Ngồi lăn bóng bằng 2 tay và bắt bóng
- Tung bóng bằng 2 tay
 
MT11: Trẻ biết phối hợp tay, chân, cơ thể trong vận động: bò, trườn, bật. *VĐCB: bò, trườn, bật:
- Bò thẳng hướng thẳng và có vật  trên lưng.
  • Bò thẳng hướng thẳng
  • Bò bằng bàn tay cẳng chân
  • Bò theo đường ngoằn ngoèo
- Bò chui qua cổng.
- Bò, trườn qua vật cản.
- Tập nhún bật:
- Bật tại chỗ.
- Bật tại về phí trước
-  Bật qua vạch kẻ
- Bật qua các vòng
MT 12. Thể hiện sức mạnh của cơ bắp trong vận động ném, đá bóng. - Ném xa lên phía trước bằng 1 tay (tối thiểu 1,5m)
- Ném bóng về phía trước.
- Ném bóng vào đích
- Ném bong về phía trước- chạy  nhặt bóng
- Ném bóng bằng 2 tay
- Đập bóng xuống sàn
- Đá bóng về phía trước.
MT13: Trẻ biết phối hợp các vận động đi, chạy, bật, nhảy, tung, ném, đạp bò trườn, trèo... để chơi một số trò chơi vận động đơn giản. * Trò chơi vận động:
- Tung bóng
- Chạy đuổi theo bóng
- Chim bay
- Lộn cầy vồng
- Kéo cưa lừa xẻ
- Lăn bóng
- Bóng tròn to
- Gieo hạt
- Ngựa phi
- Bóng bay xanh
- Bơm bóng
- Lăn bóng cùng cô
- Ngồi lăn bóng cùng bạn
- Chèo thuyền
- Con bọ dừa
- ếch ộp
- Bong bóng xà phòng
- Xé giấy, xé lá.
- Các chú chim sẽ.
- Chim và ô tô.
máy bay ù ù, Tiếng còi tàu, thả thuyền trên sông...
- Con bọ dừa.
- Những chú gà con.
- Con muỗi.
-Chuồn chuồn bay.
- Gà trong vườn rau
- Thỏ nhảy múa.
- Bắt chước vận động của các con vật
- Cắp cua bỏ giỏ.
MT14: Trẻ biết vận động cổ tay, bàn tay, ngón tay – thực hiện “múa khéo”.
  • Xoa tay, chạm các đầu ngón tay với nhau, rót, nhào, khuấy, đảo, vò xé.
MT15: Trẻ phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay và phối hợp tay-mắt trong các hoạt động: nhào đất nặn; vẽ tổ chim; xâu vòng tay, chuỗi đeo cổ....                            *HĐVĐV
- Vẽ tổ chim
- Đóng cọc bàn gỗ.
- Chắp ghép hình.
- Chồng, xếp 6-8 khối.
- Tập cầm bút tô, vẽ.
- Nhón nhặt đồ vật.
- Tập xâu, luồn dây, cài, cởi cúc, buộc dây.
- Xâu vòng màu đỏ
- Xâu vòng tặng mẹ
-Xâu vòng tặng em búp bê
- Xâu vòng tặng cô giáo
- Xâu vòng hoa xen kẻ màu vàng – màu đỏ
- Xâu vòng xen kẻ  màu xanh- màu đỏ- màu vàng
- Lật mở từng trang sách.
- Nặn cái đĩa
- Nặn quả cam quả, quả táo
- Nặn thức ăn cho chim
- Chắp ghép hình.
- Trải nghiệm: Bé chơi với chai nhựa
Lĩnh vực phát triển nhận thức
MT16: Trẻ biết sờ nắn, nhìn, nghe, ngửi, nếm để nhận biết đặc điểm nổi bật của đối tượng.
 
- Tìm đồ vật vừa mới cất giấu.
  • Nghe và nhận biết âm thanh của một số đồ vật, tiếng kêu của một số con vật quen thuộc.
Sờ nắn, nhìn, ngửi ... đồ vật, hoa, quả để nhận biết đặc điểm nổi bật.
  • Sờ nắn đồ vật, đồ chơi để nhận biết cứng -mềm, trơn (nhẵn) - xù xì.
- Nếm vị của một số thức ăn, quả (ngọt - mặn - chua).
MT17: Trẻ biết chơi bắt chước một số hành động quen thuộc của những người gần gũi. Sử dụng được một số đồ dùng, đồ chơi quen thuộc. - Tên, đặc điểm nổi bật, công dụng và cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi quen thuộc
MT18: Trẻ nói được tên của bản thân và những người gần gũi khi được hỏi.
 
  • Tên và một số đặc điểm bên ngoài của bản thân.
  • Tên và công việc của những người thân gần gũi trong gia đình.
*NBTN
- Nhận biết bạn trai, bạn gái
  • Nhận biết tên gọi ông bà, bố,mẹ
  • Nhận biết tên gọi anh, chị, em
- Tên của cô giáo, các bạn, nhóm/lớp.
MT19: Trẻ nói được tên và chức năng của một số bộ phận cơ thể khi được hỏi - Tên, chức năng chính một số bộ phận của cơ thể: mắt, mũi, miệng, tai, tay, chân…
*NBTN:
 + Mắt, mũi, miệng.
 +  Tai, tay, chân
MT20: Trẻ nói được tên và một vài đặc điểm nổi bật của  đồ dùng gia đình. * Tên, đặc điểm nổi bật, công dụng của đò dùng gia đình:
- NBTN:
+ Bát, thìa. Đĩa
+ Ấm, chén, cốc…
+Gường ,Bàn, ghế
- Quan sát một số đồ dùng gia đình.
MT21: Trẻ nói được tên và một vài đặc điểm nổi bật của phương tiện giao thông quen thuộc. * Tên, đặc điểm nổi bật, công dụng của các phương tiện giao thông quen thuộc:
- NBTN:
+  Phương tiện giao thông đường bộ: ô tô, Xe máy, xe đạp, tàu hỏa
+  PTGT đường thủy: Tàu thủy, thuyền buồm
+  PTGT đường không: Máy bay dân dụng, máy bay trực thăng
+ Đèn tín hiệu giao thông
- KNS: Bé tập đội mũ bảo hiểm.
- Quan sát một số PTGT.
MT22: Trẻ nói được tên và một vài đặc điểm nổi bật của rau,  hoa, quả quen thuộc * Tên đặc điểm nổi bật rau hoa quả:
- NBTN:
+ Rau cải, rau muống.
+ Bắp cải,Su hào.
+ Củ cà rốt, củ cải.
+ Quả táo,chuối…
+ Qủa cam, quả Xoài…
+ Hoa hồng, hoa cúc
+  Hoa đồng tiền, hoa lay ơn.
+ Hoa đào, hoa mai
- Quan sát một số rau, hoa, quả.
MT23: Trẻ nói được tên và một vài đặc điểm nổi bật của con vật quen thuộc * Tên đặc điểm nổi bật con vật:
- NBTN:
+ Con gà trống, gà mái, con vịt...
+ Con chó, mèo, lợn, trâu, bò...
+ Con voi, con hổ, con khỉ...
+ Con tôm - con cá- con cua bắp cải
+ Con ong, con bướm
- Quan sát một số con vật.
MT24: Trẻ biết được tên các ngày lễ, hội lớn, sự kiện văn hóa ở trường, ở địa phương. - Bé vui đón tết trung thu
- Ngày hội 8/3.
- Ngày 20,10
- Ngày hội cô giáo 20/11
- Chú bộ đội bé yêu.
- Ngày lễ hội đền cuông
MT25: Trẻ nhận ra một số màu cơ bản của sự vật gần gủi. * Trẻ nhận được ra 3 màu cơ bản (xanh, đỏ, vàng).
+ Nhận biết màu xanh, màu đỏ, màu vàng.
MT26: Trẻ biết chỉ/nói tên hoặc lấy hoặc cất đúng đồ chơi màu đỏ/vàng/xanh theo yêu cầu. *Trẻ biết chỉ/nói tên hoặc lấy hoặc cất đúng đồ chơi màu đỏ/vàng/xanh theo yêu cầu:
- NBPB:
+  Phân biệt màu xanh - màu đỏ
+  Phân biệt màu vàng – màu đỏ
- Trò chơi lấy/ cất đồ dùng đỏ(xanh, vàng) theo yêu cầu.
MT27: Trẻ nhận ra hình dạng của sự vật gần gủi. Biết chỉ hoặc lấy hoặc cất đúng đồ chơi có kích thước to/nhỏ, vuông, tròn
 
- Cho trẻ quan sát các sự vật gần gủi và giúp trẻ nhận ra hình dạng của sự vật gần gủi.
*Trẻ biết chỉ hoặc lấy hoặc cất đúng đồ chơi có kích thước to/nhỏ, vuông, tròn:
- NBPB:
+ Nhận biết phân biệt: To - nhỏ.
+ Nhận biết: Hình tròn, hình vuông.
- Tổ chức trò chơi lấy/cất đồ chơi có kích thước to, nhỏ, vuông, tròn.
MT28: Nhận biết số lượng của các đối tượng ( một-nhiều). - Quan sát đối tượng, giúp trẻ nhận biết số lượng một và nhiều.
- NBPB: + Nhận biết một và nhiều.
MT29: Trẻ xác định được vị trí trong không gian (trên- dưới- trước- sau)so với bản thân trẻ.
 
*Trẻ biết chỉ hoặc lấy vị trí trong không gian so với bản thân trẻ theo yêu cầu:
- NBPB:
+ Phân biệt tay phải-tay trái của bản thân.
+ Phân biệt phía trên - dưới, trước – sau của bản thân.
MT30: Trẻ biết được sắp lên mẫu giáo, biết tên và ảnh của Bác Hồ - NBTN:
+ Bé lên mẫu giáo
+ Bác Hồ kính yêu.
MT31: Trẻ biết tên cô giáo, tên các bạn trong nhóm lớp. Biết đồ dùng, đồ chơi của nhóm lớp. - NBTN: + Cô giáo trong nhóm trẻ.
              + Bạn trai, bạn gái
+  Đồ dùng, đồ chơi trong nhóm trẻ.
MT32: Trẻ biết mùa hè trời nóng, biết một số hoạt động, trang phục trong mùa hè. - NBTN:
+ Thời tiết mùa hè
+ Trang phục mùa hè
+ Các hoạt động của bé trong mùa hè
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
MT33: Trẻ thực hiện được nhiệm vụ gồm 2-3 hành động.
  • Nghe và thực hiện các yêu cầu bằng lời nói: Ví dụ: Cháu cất đồ chơi lên giá rồi đi rửa tay
MT34: Trẻ trả lời các câu hỏi: “Ai đây?”, “Cái gì đây?”, “…làm gì?”, “….thế nào?” Nghe các câu hỏi: cái gì? làm gì? để làm gì? ở đâu? như thế nào?
(ví dụ: con gà gáy thế nào?”, ...)
MT35: Trẻ hiểu nội dung truyện ngắn đơn giản: trả lời được các câu hỏi về tên truyện, tên và hành động của các nhân vật. - Xem tranh và gọi tên các nhân vật, sự vật, hành động gần gũi trong tranh.
- Kể lại đoạn truyện được nghe nhiều lần, có gợi ý theo chủ đề:
* Trường Mầm non của bé: Thỏ con không vâng lời(Phạm hoan); Đôi bạn nhỏ (Nguyễn Thị Thảo)
* Bé và các bạn: Vệ sinh buổi sáng (Admin)...
* Gia đình bé – Ngày hội của cô giáo: Cả nhà ăn dưa hấu.(Vũ hồng tâm-Nguyễn thị tuất- Hồ lam Hồng); Cháu chào ông ạ; Bé Mai ở nhà (Vú Hồng Tâm; Vũ Thị Tuốt)
* Những con vật đáng yêu- Chú bộ đội: Quả trứng (Nguyễn Duy Thái); Cô vịt tốt bụng (Trần Xuân Du)
* Tết mùa xuân- Thế giới thực vật: Cây rau của thỏ út;  Cả nhà ăn dưa hấu(Vũ hồng tâm- Nguyễn thị tuất- Hồ lam hồng); Cây táo( Chế Thùy Như)
*Phương tiện giao thông: Xe lu và xe ca; Kiến con đi ô tô; Vì sao thỏ cụt đuôi.(Nguyễn Phương Dung)
*Mùa hè của bé: Chiếc ô của thỏ út.( Phong Thu);  Giọt nước tý xíu; Cóc gọi trời mưa; Cá và chim.
*Bé lên mẫu giáo- Bác Hồ kính yêu:Thỏ con không vâng lời (Phan Thị Thanh Nhàn )...
MT36: Trẻ đọc  được bài thơ, ca dao, đồng dao với sự giúp đỡ của cô giáo. Đọc các đoạn thơ, bài thơ ngắn có câu 3-4 tiếng theo chủ đề:
* Trường Mầm non của bé: Bạn mới (Nguyệt Mai); Bé đi nhà trẻ ( Hoàng kim Định)…
* Bé và các bạn: Cô dạy (Phạm hổ); Đôi mắt của em”(Lê thị mỹ phượng); Thăm nhỏ; Đi dép ; Miệng xinh ; Dậy sớm;
Nụ cười của bé (Tô thanh Hiền)...
* Gia đình bé- Ngày hội của cô giáo:           Bàn tay cô (Định Hải); Bóng mây (Thanh Hào; Yêu mẹ (Nguyễn Bảo)
 Bàn tay cô giáo (Trần Quốc Toàn)
*Những con vật đáng yêu- Chú bộ độ:
Chim cuốc (Phạm Hổ);  Đàn lợn con.(Sưu tầm) Con kiến (Hồng trang); Chim sâu.(Phong Thu)
* Tết mùa xuân- Thế giới thực vật: Hoa kết trái; Dừng ( thu hà); Cây đào(Nhược thủy); Tết là bạn nhỏ (Phạm Trọng Bảo Nghiên); Mưa xuân(Nhược thủy); Chăm rau. (Vũ đình liên); Bắp cải xanh( Tô thanh Hiền); Dán hoa tặng mẹ (Minh khải).
* Phương tiện giao thông: Xe chữa cháy(Nhược thủy ); Tập gấp máy bay (Lê bính); Tiếng còi tàu (Hồng Vi); Con thuyền (Phạm Văn Hùng); Xe đạp (Phương Nam); Con tàu (Định Hải),
* Mùa hè của bé: Nắng bốn mùa; Cầu vồng  Nhược thủy); Cầu vồng (Phạm Thanh Quang); Mưa( Lê Lâm)
* Bé lên mẫu giáo- Bác Hồ kính yêu: Bé đi mẫu giáo (Nguyễn Ngọc Hưng); Bác Hồ của em (Phan Thị Thanh Nhàn )
- Ca dao, đồng dao: Nu na nu nống,  Dung Dăng Dung Dẻ, Tay Đẹp, Cái Cò Đi Đón Cơn mưa, Kéo cưa lừa xẻ, Lạy cậu,lạy mợ, Con mèo, Vè nói ngược,  Vè nối đuôi, Con gà cục tác lá chanh, Đi cầu đi quán, Công  cha - nghĩa mẹ, Lúa ngô là cô đậu nành,  Chi chi chành chành,  Gà con giúp mẹ,  Con gà tục tác, Mười ngón tay xinh, Con vỏi con voi, Chim, Cốc cốc cốc, Vỗ tay vỗ tay,  Đi dép, Con cua,  Cút ca, cút kít, Chúng mình..
MT37: Trẻ nói được câu đơn, câu có 5 -7 tiếng, có các từ thông dụng chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm quen thuộc. - Sử dụng các từ chỉ đồ vật, con vật, đặc điểm, hành động quen thuộc trong giao tiếp
 
MT38: - Trẻ biết sử dụng lời nói với các mục đích: Bày tỏ nhu cầu của bản thân. - Thể hiện nh­u cầu, mong muốn  và hiểu biết bằng 1-2 câu đơn giản và câu dài.
 
MT39: Trẻ trò chuyện với bạn, với người lớn bằng những câu đơn giản.
 
- Trả lời và đặt câu hỏi: cái gì?, làm gì?, ở đâu?, .... thế nào?, để làm gì?, tại sao?...
-  Hỏi về các vấn đề quan tâm như: con gì đây? cái gì đây?, …
 MT40:  Trẻ biết nói to, đủ nghe, lễ phép. - Trẻ biết nói to, nói đủ nghe. Sử dụng các từ thể hiện sự lễ phép khi nói chuyện với người lớn.
Lĩnh vực phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mĩ
MT41: Trẻ nói được một vài thông tin về mình (tên, tuổi). Trẻ thể hiện điều mình thích và không thích.
  • Nhận biết tên gọi, một số đặc điểm bên ngoài bản thân.
- Nhận biết một số đồ dùng, đồ chơi yêu thích của mình
MT42. Biểu lộ sự thích giao tiếp với người khác bằng cử chỉ, lời nói. Trẻ nhận biết được trạng tháicảm xúc vui, buồn, sợ hãi. - Thực hiện yêu cầu đơn giản của giáo viên
- Nhận biết và thể hiện một số trạng thái cảm xúc: vui, buồn, tức giận
MT43: Trẻ biểu lộ cảm xúc vui, buồn, sợ hãi qua nét mặt, cử chỉ.
Trẻ biết biểu lộ sự thân thiện với một số con vật quen thuộc/gần gũi: bắt chước tiếng kêu, gọi.
- Trẻ thể hiện một số trạng thái cảm xúc: vui, buồn, tức giận
- Quan tâm đến các vật nuôi.
MT44: Trẻ biết chào, tạm biệt, cảm ơn, ạ, vâng ạ. - Thực hiện một số hành vi văn hóa và giao tiếp: chào  tạm biệt, cảm ơn, nói từ “dạ”, “vâng ạ”; chơi cạnh bạn, không cấu bạn
- KNS: Bé tập chào hỏi
MT45: Trẻ biết thể hiện một số hành vi xã hội đơn giản qua trò chơi giả bộ.
  • Tập sử dụng đồ dùng, đồ chơi: trò chơi bế em, khuấy bột cho em bé, ru em ngủ, bác sỹ, nghe điện thoại....
- KNS: Bé nghe điện thoại
- KNS: Bé tập nhặt rau
MT46. Trẻ biết chơi thân thiện cạnh trẻ khác.Thực hiện được một số yêu cầu của ngư­ời lớn. - Chơi thân thiện với bạn: chơi cạnh bạn, không tranh giành đồ chơi với bạn
- Thực hiện một số quy định đơn giản trong sinh hoạt ở nhóm, lớp: xếp hàng chờ đến lượt, để đồ chơi vào nơi qui định.
+ KNS: Cất cặp, ba lô đúng nơi quy định
+ KNS: Bỏ rác đúng nơi quy định
+ KNS: Lấy cất đồ dùng đúng nơi quy định.
MT47: Trẻ biết nghe hát, nghe nhạc với các giai điệu khác nhau. Nghe âm thanh của các nhạc cụ.
 
Nghe hát, nghe nhạc với các giai điệu khác nhau theo chủ đề:
 Nghe hát:
* Trường Mầm non của bé: Cô giáo (nhạc: Đỗ trọng thường, lời Nguyễn Hữu Tưởng);  Em đi mẫu ,Tìm bạn thân (Việt anh); Cô giáo (Dương Minh Viên), chiếc đèn ông sao(...._). Dân ca tự chọn...
* Bé và các bạn:Tìm bạn thân (Việt anh). Dân ca tự chọn...
 * Gia đình bé- Ngầy hội của cô giáo: 
Cả nhà thương nhau ( Bùi Anh Tôn); Bố là tất cả (Thập Nhất)
Em yêu cô giáo (Bùi anh Tôn); Bàn tay mẹ (Nhạc Bùi Đình Thảo);  Cô giáo miền xuôi, Dân ca tự chọn
* Những con vật đáng yêu- Chú bộ đội: Cháu thương chú bộ đội (Hoàng văn yến); Gà trống mèo con và cún con (Thế vính);  Rửa mặt như mèo” (Hàm ngọc bích); Thật đáng chê (Theo điệu bắc Kim thang; Lời: Việt Anh); Chú voi con ở Bản Đôn (Phạm Tuyên); Cháu thương chú bộ đội (Hoàng Văn Yến); Dân ca tự chọn
* Tết mùa xuân- Thế giới thực vật:  Em thêm một tuổi ( Hoàng Long); Màu hoa (Hồng Đăng); Bầu và bí (Phạm tuyên); Cây trúc xinh (Dân ca quan họ bắc ninh);  Cô và mẹ (Phạm Tuyên); Ngày vui 8/3 (Hoàng Văn Yến);  Dân ca tự chọn
* Phương tiện giao thông: Em đi qua ngã tư đường phố; Anh phi công ơi; Em đi chơi thuyền. Dân ca tự chọn
* Mùa hè của bé: Cho tôi đi làm mưa với.( Hoàng hà). Dân ca tự chọn
*Bé lên mẫu giáo- Bác Hồ kính yêu: Em mơ gặp bác Hồ; Mừng sinh nhật (Đào Ngọc Dung), Dân ca tự chọn
MT48: Trẻ biết hát và vận động đơn giản theo một vài bài hát / bản nhạc quen thuộc. Biết sử dụng một số dụng cụ âm nhạc. - Hát và tập vận động đơn giản theo nhạc các bài thát theo chủ đề.
Dạy hát – vận động :
* Trường Mầm non của bé: Lời chào buổi sang (Nguyễn Thị Nhung); Búp bê (Mông Lợi Chung); Lời chào buổi sáng (Nguyễn Thị Nhung), rước dèn dưới trăng......
* Bé và các bạn: Ồ sao bé không lắc (Trần Hoạt); Tay thơm tay ngoan (Bùi Đình Thảo); Quả bóng (Huy Trân);  Em ngoan hơn búp bê (Phùng Như Thạch)
* Gia đình bé- Ngày hội của cô giáo:
Biết vâng lời mẹ. (Mimh khang);
Cháu yêu bà (Xuân Giao)
Cô và mẹ (Phạm Tuyên) ,
* Những con vật đáng yêu- Chú bộ đội: Một con vịt (Kim Duyên); Cá vằng bơi (Hà Hải); Làm chú bộ đội (Hoàng Long);  Con gà trống (Tân Huyền); Voi làm xiếc(Thi Thiên)...
* Tết mùa xuân- Thế giới thực vật: Sắp đến tết rồi (Hoàng vân); Bé và hoa (Thu Hiền); Quả (Xanh Xanh);  Bắp cải xanh (Hoàng Văn Yếu); Quà 8/3 (Trương Quang Lục)...
* Phương tiện giao thông: Em tập lái ô tô; Lái ô tô;  Đoàn tàu nhỏ xíu...
* Mùa hè của bé: Trời nắng trời mưa (Đặng Nhất Mai); Hè đến (Nguyễn Thị Nhung);
* Bé lên mẫu giáo- Bác Hồ kính yêu: Cháu đi Mẫu giáo (Phạm Minh Tuấn),...
MT49. Trẻ biết chơi một số trò chơi âm nhạc đơn giản.Trẻ thể hiện sự hứng thú khi tham gia vào các hoạt đông biểu diễn âm nhạc. * Trò chơi âm nhạc:
- Nghe âm thanh to nhỏ.
- Ai nhanh hơn
- Tai ai tinh.
- Nhảy theo nhạc.
- Bắt chước tiếng kêu con vật.
- Nghe tiếng kêu đoán tên phương tiện
- Hát theo hình vẽ
- Giọng hát to, giọng hát nhỏ
- Nghe giai điệu đoán tên bài hát
- Hãy lắng nghe
- Tiếng hát ở đâu
- Hát theo hình vẽ...
* Biểu diễn âm nhạc:
- Biểu diễn cuối chủ đề Trường Mần non
- Biểu diễn cuối chủ đề Bản thân
- Biểu diễn cuối chủ đề Gia đình
- Biểu diễn cuối chủ đề Ngành nghề
- Biểu diễn cuối chủ đề Động vật
- Biểu diễn cuối chủ đề Thực vật, tết, mùa xuân
- Biểu diễn cuối chủ đề Giao thông
- Biểu diễn cuối chủ đề mùa hè của bé
- Biểu diễn cuối chủ đề Bé lên mẫu giáo, bác hồ kính yêu.
MT50: Trẻ thích tô màu, vẽ, nặn, xé, xếp hình, xem tranh (cầm bút di màu, vẽ nguệch ngoạc). *Vẽ các đường nét khác nhau, di mầu, nặn, xé, vò, xếp hình, xem tranh:
* Trường Mầm non của bé:
+ Tô màu trống lắc,
+Tô màu bong bóng.
+ Tô màu cái xô cho cô cấp dưỡng.(Mẫu)
* Bé và các bạn
+Xem tranh, vẽ nghuệch ngoạc,
+  Tô màu chiếc yếm.
* Gia đình bé – Ngày hội của cô giáo
+ Xếp nhà
+ Tô màu chiếc cốc( Mẫu)
+ Tô màu đường về nhà.( Mẫu)
+ Vẽ hoa tặng cô giáo.
+ Tô màu chiếc áo của mẹ
+ HĐ trải nghiệm: Dán, tô màu trang trí thiếp tặng cô
* Những con vật đáng yêu- Chú bộ đội
+ Tô màu con cá voi
+ Tô màu con heo
+ HĐ trải nghiệm: Dán trang trí quà tặng chú bội đội
+ Làm quà tặng chú bộ đội
+ Xếp chuồng cho các con vật,
* Tết mùa xuân- Thế giới thực vật
+ Tô màu quả táo
+ Tô màu củ cà rốt
+  Dán lá cho cành hoa
+ Tô màu bánh chưng
+ Vẽ mưa mùa xuân
- Nặn quả cam…
- HĐ trải nghiệm: Dán hoa trang trí ngày tết
- HĐ trải nghiệm: Dán hoa tặng mẹ…
* Phương tiện giao thông
+ Xếp hình tàu hỏa, ô tô, thuyền...
+ Xem tranh các phương tiện giao thông
+ Tô màu mũ bảo hiểm.
+ Tô màu ô tô...
* Mùa hè của bé
+  Vẽ các tia nắng
+ Tô màu chiếc ô...
* Bé lên mẫu giáo- Bác Hồ kính yêu
+ Tô màu bánh ga tô
+ Xé dán trang trí khung ảnh
 
 
 

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Vinh

Nguồn tin: Phó hiệu trưởng Nguyễn Thị Vinh

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây