Kế hoạch giáo dục trẻ 3-4 tuổi năm học 2024-2025
- Thứ sáu - 20/09/2024 21:11
- In ra
- Đóng cửa sổ này
KHUNG THỜI GIAN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH CHĂM SÓC- NUÔI DƯỠNG, KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TRẺ 3-4 TUỔI, NĂM HỌC 2024-2025
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG MẦM NON DIỄN AN |
Phụ lục 1 |
KHUNG THỜI GIAN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 3-4 TUỔI
NĂM HỌC 2024 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số 98/KH-MNDA ngày 09 tháng 9 năm 2024)
TT | Chủ đề lớn | Chủ đề nhánh | Tuần số | Thời gian |
1 |
Trường Mầm non- bé vui trung thu (4 tuần) |
- Trường MN Diễn An thân yêu | Tuần 1 | 09-13/9/2024 |
- Bé vui đón Tết trung thu | Tuần 2 | 16-20/9/2024 | ||
- Lớp Mẫu giáo của bé | Tuần 3 | 23-27/9/2024 | ||
- Các hoạt động ở trường MN | Tuần 4 | 30/09-04/10/2024 | ||
2 |
Bản thân (3 tuần) |
- Bé tự giới thiệu về mình | Tuần 5 | 07-11/10/2024 |
- Cơ thể bé và bản | Tuần 6 | 14-18/10/2024 | ||
- Bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh | Tuần 7 | 21- 25/10/2024 | ||
3 |
Gia đình của bé- Ngày hội cô giáo (4 tuần) |
- Những người thân yêu trong gia đình | Tuần 8 | 8/10-01/11/2024 |
- Đồ dùng trong gia đình | Tuần 9 | 04-8/11/2024 | ||
- Ngày hội cô giáo | Tuần 10 | 11-15/11/2024 | ||
- Nhu cầu gia đình | Tuần 11 | 18/11-22/11/2024 | ||
4 |
Lớn lên bé thích làm nghề gì? (5 tuần)) |
- Nghề trồng trọt | Tuần 12 | 25/11-29/11/2024 |
- Nghề xây dựng | Tuần 13 | 02-06/12/2024 | ||
Tuần 14 | 9-13/12/2024 | |||
- Cháu yêu chú bộ đội | Tuần 15 | 16/-20/12/2024 | ||
- Nghề Bác sỹ | Tuần 16 | 23-27/12/2024 | ||
5 |
Thế giới thực vật, Tết-mùa xuân (5 tuần) |
- Em yêu cây xanh | Tuần 17 | 30/12-03/1/2025 |
- Bé thích nhiều loại quả | Tuần 18 | 06-10/1/2025 | ||
- Một số loại rau, củ | Tuần 19 | 13/1-17/1/2025 | ||
- Bé vui đónTết mừng xuân | Tuần 20 | 20 -24/1/2025 | ||
- Những bông hoa đẹp | Tuần 21 | 3/2- 7/2/2025 | ||
6 |
Thế giới động vật (5 tuần) |
- Vật nuôi trong gia đình | Tuần 22 | 10-14/2/2025 |
- Động vật sống dưới nước | Tuần 23 | 17/2-21/2/2025 | ||
- Động vật sống trong rừng | Tuần 24 | 24-28/2/2025 | ||
- Bé vui hội 8/3 | Tuần 25 | 03-07/3/2025 | ||
- Lễ hội Đền Cuông | Tuần 26 | 10-14/3/2025 | ||
7 |
Bé tìm hiểu về phương tiện giao thông (3 tuần) |
- Một số phương tiện giao thông đường bộ | Tuần 27 | 17-21/3/2025 |
- Một số phương tiện giao thông đường Thủy. | Tuần 28 | 24-28/3/2025 | ||
- Một số phương tiện giao thông đường hàng không. | Tuần 29 | 31/3- 4/4/2025 | ||
8 |
Nước và hiện tượng tự nhiên (3 tuần) |
- Bé biết gì về nước? | Tuần 30 | 07-11/4/2025 |
- Một số hiện tượng tự nhiên | Tuần 31 | 14-18/4/2025 | ||
- Mùa hè của bé | Tuần 32 | 21/4-25/4/2025 | ||
9 |
Quê hương - Bác Hồ (3 tuần) |
- Quê hương tươi đẹp | Tuần 33 | 28/4-2/5/2025 |
- Bác Hồ kính yêu và mừng sinh nhật Bác | Tuần 34 | 5-9/5/2025 | ||
Tuần 35 | 12-16/5/2025 | |||
Tổng | 35 tuần |
Phụ lục 02
A. KẾ HOẠCH CHĂM SÓC- NUÔI DƯỠNG TRẺ 3-4 TUỔI,
NĂM HỌC 2024-2025
(Kèm theo Kế hoạch số 98/KH-MNDA ngày 09 tháng 9 năm 2024)
Nội dung |
Phương pháp hình thức thực hiện |
Người thực hiện, người phối hợp thực hiên | Lưu ý/điều chỉnh |
3.1.Tổ chức bữa ăn |
- Số bữa ăn tại cơ sở giáo dục mầm non: Một bữa chính và một bữa phụ.Đảm bảo cung cấp đủ chất theo tỷ lệ của bộ y tế quy định. - Xây dựng thực đơn hàng ngày, theo tuần, theo mùa. - Nước uống: khoảng 1,6 - 2,0 lít/trẻ/ngày (kể cả nước trong thức ăn). - Mùa đông trẻ uống nước ấm, mùa hè cho trẻ uống nước đun sôi để nguội. b. Chăm sóc bữa ăn. * Trong khi ăn: - Cô chia cơm ra từng bát, trộn đều cho trẻ ăn ngay sau khi chia, không để trẻ ngồi đợi lâu. - Trong khi ăn cần tạo không khí vui vẻ, thoải mái cho trẻ trong khi ăn, động viên,khuyến khích trẻ ăn hết khẩu phần, không được dọa, nạt trẻ trong khi ăn. + Kết hợp giáo dục trẻ hành vi vệ sinh văn minh trong ăn uống: + Trong khi ăn cần chú ý đề phòng tránh hóc, sặc ở trẻ. Thường xuyên thông tin kịp thời với phụ huynh về tình trạng trẻ biếng ăn để có biện pháp chăm sóc.
|
Ban giám hiệu, Giáo viên, nhân viên, cô nuôi,Phụ huynh - Giáo viên và trẻ |
BGH nhà trường có sự điều chỉnh sau khi nhận được ý kiến từ giáo viên , phụ huynh |
|
a. Trước khi trẻ ngủ: - Chỉ đạo giáo viên kiểm tra thức ăn trong miệng trước khi đi ngủ. - Trẻ cùng cô chuẩn bị đầy đủ điều kiện chỗ ngủ cho trẻ (thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông). - Trước khi trẻ ngủ, nhắc nhở trẻ: Cởi bớt áo, quần cho trẻ thoái mái để ngủ, đi vệ sinh, hướng dẫn trẻ lấy chăn, gối... - Cho trẻ nghe những bài hát ru, dân ca êm dịu để trẻ dễ đi vào giấc ngủ, với những trẻ khó ngủ cô nên vỗ về giúp trẻ dễ ngủ hơn. * Theo dõi trẻ trong khi ngủ: - Trong khi trẻ ngủ giáo viên trực để quan sát, phát hiện và xử lý kịp thời các tình huống có thể xảy ra. * Chăm sóc sau khi trẻ thức dậy: - Sau khi ngủ dậy, trẻ nào thức giấc trước cô cho dậy trước, tránh đánh thức cùng một lúc ảnh hưởng đến trẻ khác và sinh hoạt của lớp. Không nên đánh thức trẻ dậy sớm trước khi trẻ tự thức giấc vì dễ làm cho trẻ cáu kỉnh, mệt mỏi. - Hướng dẫn trẻ tự làm một số việc vừa sức , nhắc trẻ đi vệ sinh. Sau khi trẻ tỉnh táo cho trẻ ăn quà chiều. |
BGH, Giáo viên |
|
3.3. Tổ chức vệ sinh |
a. Vệ sinh cô: - Quần áo luôn gọn gàng, sạch sẽ - Thân thể sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng, móng tay cắt ngắn. - Không sử dụng chung đồ dùng của trẻ - Khám sức khỏe định kỳ hàng năm b. Vệ sinh cá nhân trẻ - Cô giáo chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để vệ sinh cho trẻ . + Chăm sóc và hướng dẫn trẻ thực hiện vệ sinh cá nhân đúng quy trình + Tập cho trẻ có thói quen uống nước và súc miệng đánh răng sau khi ăn. c) Vệ sinh môi trường: * Vệ sinh đồ dùng, đồ chơi Hàng tuần GV lên lịch vệ sinh ít nhất 1 lần / tuần. - Một số đồ dùng phục vụ cho trẻ ăn uống, vệ sinh tại nhóm lớp cần theo quy định: Mỗi trẻ có cốc, bát, thìa, khăn mặt riêng, đảm bảo sạch sẽ, được lau, rửa thường xuyên, sau đó sấy hoặc được phơi ngoài ánh nắng. - Hằng tuần giặt khăn 1 lần bằng nước sôi muối - Bình, thùng đựng nước phải có nắp đậy, được vệ sinh hàng ngày, để nơi sạch sẽ, tránh bụi bẩn. Nước không uống hết sau một ngày phải đổ đi. Tuyệt đối không để trẻ thò tay hoặc uống trực tiếp vào bình đựng nước - Bàn ghế, đồ dùng trong lớp thường xuyên lau sạch sẽ tránh để bụi bẩn - Đồ dùng vệ sinh: Xô, chậu, nước tẩy các loại phải được úp, cất cẩn thận và tránh xa tầm tay của trẻ đối với những chất có chứa chất độc hại. - Đồ chơi phải đảm bảo sạch sẽ, an toàn khi cho trẻ chơi. Hàng tuần vệ sinh đồ chơi ít nhất 01 lần. + Vệ sinh phòng nhóm - Chỉ đạo giáo viên hàng ngày đi sớm thông thoáng phòng học và lau dọn thường xuyên, đảm bảo luôn khô ráo. - Phòng vệ sinh thường xuyên được lau chùi sạch sẽ, khô ráo và không có mùi hôi + Xử lý rác thải - Rác thải của nhóm lớp được bỏ vào túi ni lon và bỏ vào thùng rác của lớp. Cuối ngày giáo viên đưa về nơi tập kết rác thải của nhà trường để xử lý rác sạch sẽ. - Khơi thông cống rãnh, nguồn nước đảm bảo. + Giữ sạch nguồn nước: - Nguồn nước phải có nguồn nước sạch : nước tinh khiết đóng bình, nước máy để sử dụng ăn uống |
- Giáo viên - Giáo viên và trẻ - Giáo viên - Giáo viên - BGH |
|
3.4.Tổ chức chăm sóc sức khỏe và an toàn |
a) Chăm sóc sức khỏe * Khám sức khỏe định kỳ và khám chuyên khoa: - Khám sức khỏe định kì: Tổ chức khám sức khỏe cho trẻ một năm ít nhất 1 lần; - Khám điều trị chuyên khoa: Phối hợp với các cơ sở y tế có đủ điều kiện tổ chức khám, điều trị theo các chuyên khoa * Để theo dõi phát triển thể lực của trẻ qua biểu đồ: - Trẻ 3-4 tuổi theo dõi cân nặng 3 tháng/lần; theo dõi chiều cao vào tháng 9 và tháng 3 của năm học. - Theo dõi tình trạng dinh dưỡng: Đối với trẻ suy dinh dưỡng, béo phì theo dõi mỗi tháng 1 lần: b. Phòng và xử lý các bệnh thường gặp + Tiêm chủng, phòng dịch - Chỉ đạo giáo viên xây nhắc nhở và tuyên truyền phụ huynh tiêm phòng đầy đủ cho trẻ theo hướng dẫn của y tế địa phương Theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của trẻ sau tiêm chủng. Báo cáo y tế địa phương những trường hợp bất thường để xử lý kịp thời. - Thực hiện nghiêm cách phòng chống dịch theo mùa. + Phát hiện sớm và chăm sóc trẻ ốm - Khi đón trẻ và chăm sóc trẻ trong cả ngày, nếu thấy trẻ có gì khác thường phải theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ cẩn thận để xử lý kịp thời. - Biết cách xử lí và chăm sóc trẻ ốm tại trường. - Bồi dưỡng cho giáo viên cách phát hiện trẻ bị ốm, cách phát hiện các triệu chứng của các bệnh thường gặp ở trẻ c. Bảo vệ an toàn và phòng một số bệnh thường gặp: *An toàn thể lực: - Chỉ đạo giáo viên tạo môi trường an toàn cho trẻ khi đến trường ,vệ sinh đồ dùng đồ chơi sạch sẽ,sắp xếp giá tủ gọn gàng, ngăn nắp và thường xuyên kiểm tra cơ sở vật chất để kịp thời thanh lí, tu sửa, không để trẻ bị xây xước, ngã, trơn trượt, đảm bảo an toàn cho trẻ mọi lúc mọi nơi,không để trẻ bị thương tích. - Quản lí trẻ cẩn thận mọi lúc mọi nơi. - Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nước uống và nước sinh hoạt . - Có tủ thuốc tại nhà trường và có đủ các loại thuốc thông dụng. - Giáo viên dành thời gian tiếp xúc vui vẻ với trẻ. Tránh gò ép, dọa nạt, phê phán trẻ * An toàn tính mạng: - Chỉ đạo giáo viên, nhân viên đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nước uống và nước sinh hoạt dùng cho trẻ đảm bảo vệ sinh, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. - Không để xảy ra việc thất lạc trẻ. - Đồ chơi ngoài trời, phù hợp với độ tuổi, CSVC đảm bảo an toàn đảm bảo an toàn về tính mạng. - Phối hợp với các ban nghành đoàn thể để giữ an toàn giao thông trong giờ đưa đón trẻ. - Sàn nhà vệ sinh khô ráo, tránh trơn trượt. - Không cho trẻ tiếp xúc với người lạ mặt hoặc nhận quà từ người lạ. - Kịp thời Giải quyết những vấn đề về CSVC chưa đảm bảo an toàn để có biện pháp sửa chữa. |
- BGH - Giáo viên chủ nhiệm, - Nhân viên y tế, - Trạm y tế xã, - Bệnh viện đa khoa Diễn Châu - Phụ huynh - Giáo viên phối hợp với phụ huynh - Giáo viên phối hợp với nhà trường để thực hiện |
|
3.5. Chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng và trẻ khuyết tật | - Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống dưới 3.% thể thấp còi 4% , béo phì dưới 1% - Phối hợp với phụ huynh để thống nhất các biện pháp chăm sóc trẻ và cải thiện dinh dưỡng cho trẻ ở nhà để phục hồi dinh dưỡng cho trẻ - Cô quan tâm gần gũi - Có đầy đủ hồ sơ trẻ khuyết tật, - Có kế hoạch và chăm sóc trẻ khuyết tật phù hợp theo từng dạng khuyết tật, theo dõi sự tiến bộ của trẻ. |
Giáo viên phối hợp với nhà trường và phụ huynh |
B/ KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TRẺ 3-4 TUỔI, NĂM HỌC 2024-2025
(Kèm theo Kế hoạch số 98/KH-MNDA ngày 09 tháng 9 năm 2024)
Mục tiêu | Nội dung |
Lĩnh vực phát triển thể chất | |
a. Dinh dưỡng sức khỏe. | |
MT1. Trẻ khoẻ mạnh, cân nặng, chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi. - Cân nặng: + Trẻ trai:12,7 - 21,2kg. + Trẻ gái: 12,3 - 21,5kg - Chiều cao (cm) : + Trẻ trai: 94,9 - 111,7 cm + Trẻ gái: 94,1 - 111,3 cm |
- Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, đảm bảo nhu cầu khuyến nghị về năng lượng tại trường của 1 trẻ trong một ngày - Tập các bài tập thể dục thường xuyên - Vệ sinh trong ăn uống và vệ sinh cá nhân sạch sẽ - Phòng chống suy dinh dưỡng. Phòng tránh các bệnh thường gặp. - Khám sức khoẻ định kỳ, cân đo theo dõi trẻ qua biểu đồ tăng trưởng, theo dõi tiêm chủng |
MT2. Biết ăn để chóng lớn, khỏe mạnh và chấp nhận ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. | - Nhận biết các bữa ặn trong ngày và lợi ích của ăn đủ chất đủ lượng. - Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật(sâu răng, suy dinh dưỡng.....) |
MT3: Nói đúng tên một số thực phẩm quen thuộc khi nhìn vật thật hoặc tranh ảnh. Biết tên một số món ăn hàng ngày | - Nói đúng tên một số thực phẩm quen thuộc khi nhìn vật thật hoặc tranh ảnh (thịt, cá, trứng, sữa, rau..) - Trẻ biết gọi đúng tên một số món ăn hàng ngày: Trứng rán, cá kho, canh rau |
MT4.Trẻ biết thực hiện một số việc tự phục vụ với sự giúp đỡ của người lớn. Sử dụng bát, thìa, cốc đúng cách. | - Làm quen cách đánh răng - Thực hiện vệ sinh cá nhân rửa tay, lau mặt, súc miệng - Tự xúc cơm ăn gọn gàng không làm đổ thức ăn. - Tự tháo tất,cởi quần áo... - Sử dụng khăn mặt, cốc uống nước đúng cách - KNS: Cất đồ dùng cá nhân đúng chỗ - KNS: Đi tất, đi dép - KNS: Gấp tất, gấp quần áo |
MT5. Trẻ có một số hành vi tốt trong ăn uống, sinh hoạt, vệ sinh, phòng bệnh khi được nhắc nhở | - Mời cô, mời bạn trước khi ăn. ăn gọn gàng, hết suất. - Uống nước đã đun sôi - Đi vệ sinh đúng nơi quy định. - Vệ sinh răng miệng, đội mũ khi ra nắng , mặc áo ấm, đi tất khi trời lạnh, đi dép, giày khi đi học. - Nhận biết một số biểu hiện khi ốm. - KNS: Bé bỏ rác đúng nơi quy đinh... |
MT6.Trẻ biết nhận ra và tránh một số vật dụng nguy hiểm, biết tránh nơi nguy hiểm và biết tránh một số hành động nguy hiểm khi được nhắc nhở. | - Nhận biết một số vật dụng nguy hiểm: bàn là, phích nước nóng, phích điện, ổ cắm điện... - Không chơi những nơi nguy hiểm: ao, hồ sông, bể chứa nước, giếng, hố vôi .... - Tự phòng tránh một số hành động nguy hiểm: Không tự lấy thuốc uống, không leo trèo bàm ghế, lan can. - Không nghịch các vật sắc nhọn, không đi theo người lạ .... - Ko cười đùa trong khi ăn uống… - KNS: Phòng tránh điện giật - KNS: Phòng tránh đuối nước - KNS: Đội mũ bảo hiềm khi ngồi trên xe máy - KNS: Phòng tránh nhừng con vật hung dữ, nguy hiểm. - KNS: Không đi theo người lạ, không nhận quà của người lạ. |
MT7. Biết gọi người lớn khi gặp trường hợp khẩn cấp. | - Trường hợp chảy máu, rơi xuống nước. -KNS: Bé làm gì khi bị lạc |
b. Phát triển vận động | |
MT8.Trẻ thực hiện được đầy đủ các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp trong bài tập thể dục theo hướng dẫn. | - Hô hấp: Hít vào, thở ra - Tay: Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên; Co duỗi tay, bắt chéo 2 tay trước ngực - Lưng, bụng, lườn: Cúi về phía trước; quay, nghiêng sang trái, phải. - Chân: Bước lên phía trước, bước sang ngang, ngồi xổm, đứng lên, bật tại chỗ, co duỗi chân |
MT9. Trẻ giữ được thăng bằng cơ thể khi thưc hiện vận động và biết kiểm soát được vận động: Đi /chạy. |
- Đi hết đoạn đường hẹp dài 3m, rộng 0,2m - Đi kiểng gót liên tục 3m. - Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh. - Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh - Đi theo đường dích dắc (3 - 4 điểm) - Chạy liên tục trong đường dích dắc (3 - 4 điểm)không lệch ra ngoài. - Đi bằng gót chân - Đi trong đường hẹp đầu đội túi cát. - Đi trên ghế thể dục |
MT10. Trẻ biết phối hợp tay-mắt trong vận động: Tung bắt/ đập bóng/ ném | - Tung bắt bóng với cô: bắt được 3 lần liên tiếp không rơi bóng (Khoảng cách 2,5m) - Đập bóng xuống sàn và bắt bóng 3 lần liên tiếp(đường kính bóng 18cm). - Lăn bóng và đi theo bóng. - Ném xa bằng 1 tay. - Ném trúng đích thẳng đứng bằng 1 tay. - Ném trúng đích nằm ngang bằng 1 tay (xa 1,5m) |
MT11. Trẻ biết phối hợp các cơ quan trong cơ thể trong các vận động: Trườn, bò, trèo |
- Bò theo hướng thẳng. - Trườn về phía trước - Bò theo đường dích dắc - Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế. - Bò chui qua cổng. - Trèo lên xuống thang. - Bước lên, xuống bục cao 30cm - Bò bằng bàn tay bàn chân 2 – 3m |
MT12. Trẻ mạnh dạn, tự tin trong vận động: Bật, nhảy |
- Bật tại chỗ. - Bật về phía trước - Bật xa 20 - 25 cm. - Bật liên tiếp vào 3 – 4 vòng |
MT13.Thể hiện nhanh, mạnh, khéo trong thực hiện bài tập tổng hợp: |
- Chạy được 15 m liên tục theo hướng thẳng – chuyền bóng - Ném trúng đích ngang (xa 1,5 m)- chạy 10m - Bò trong đường hẹp (3 m x 0,4 m) không chệch ra ngoài – tung bóng - Đi trong đường hẹp – Ném bóng vào rổ |
MT14: Trẻ biết phối hợp các vận động đi, chạy, bật, nhảy, tung, ném, đạp bò trườn, trèo... để chơi một số trò chơi vận động | * Trò chơi vận động: - Cướp cờ. - Kéo co. - Bịt mắt bắt dê. - Gieo hạt. - Mèo đuổi chuột. - Trời nắng trời mưa. - Bóng tròn to. - Chuyền bóng. - Ném bóng vào rổ. - Lộn cầu vòng. - Ếch nhảy vào hang. - Nhảy dây. - Cắp cua bỏ giỏ. - Ném bóng vào gôn. - Cáo ở ngủ à. - Bánh xe quay. - Ai nhanh nhất - Gà trong vườn rau - Chạy tiếp sức - Nhảy tiếp sức - Giao lưu trò chơi vận động, giao lưu erobic |
MT15.Thực hiện được các vận động xoay cổ tay, gập đan ngón tay vào nhau. Phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay trong một số hoạt động. | - Xoay tròn cổ tay - Gập đan các ngón tay vào nhau. - Vẽ hình tròn theo mẫu - Cắt thẳng được một đoạn 10cm - Xếp chồng 8-10 khối không đổ. - Xé, dán giấy. - Sử dụng kéo, bút - Tô vẽ nguệch ngoạc - Tự cài, cởi cúc, tự tháo, cởi dày dép....... |
Lĩnh vực phát triển nhận thức | |
a. Khám phá khoa học | |
MT16. Quan tâm, hứng thú với các sự vật, hiện tượng gần gũi, như chăm chú quan sát sự vật, hiện tượng; hay đặt câu hỏi về đối tượng. | - Quan tâm, hứng thú với các sự vật, hiện tượng: nắng, mưa, nóng lạnh và ảnh hưởng của nó đến sinh hoạt của trẻ. + Trải nghiệm với đá + Trải nghiệm với cát + Quan sát trời mưa + Quan sát bầu trời.... |
MT17. Biết chức năng của các giác quan và 1 số bộ phận khác của cơ thể. | - Nhận biết chức năng của các giác quan và một số bộ phận khác của cơ thể: + Cơ thể bé và bạn + Các giác quan |
MT18. Sử dụng các giác quan như: Nhìn, nghe, ngửi, sờ.. để nhận biết đặc điểm nổi bật, lợi ích của một số cây, hoa quả, con vật quen thuộc. | - Sử dụng các giác quan để xem xét, tìm hiểu đặc điểm nổi bật và ích lợi của con vật, quen thuộc: + Động vật trong gia đình + Động vật dưới nước + Động vật trong rừng + Quan sát các con vật: Gà, vịt, tôm, cá, cua.... - Sử dụng các giác quan để xem xét, tìm hiểu đặc điểm điểm nổi bật và ích lợi của cây, hoa quả quen thuộc: + Em yêu cây xanh + Một số loại rau + Một số loại hoa + Một số loại quả + Quan sát các loại rau quả, cây xanh: Cây xoài, cây nhãn..., rau cải, rau cúc...., quả cam, quả xoài..., hoa hồng, hoa cúc... |
MT19. Làm thử nghiệm đơn giản để quan sát, tìm hiểu đối tượng với sự giúp đỡ của người lớn. | - Làm thử nghiệm đơn giản: + Thả vật chìm nổi. + Pha màu nước, pha đường, muối. + Trải nghiệm pha nước chanh. |
MT20. Thu thập thông tin về đối tượng bằng nhiều cách khác nhau để biết gọi tên, đặc điểm cấu tạo, công dụng của một số PTGT quen thuộc. | - Thu thập thông tin về đối tượng bằng nhiều cách khác nhau để biết gọi tên, đặc điểm cấu tạo, công dụng của một số PTGT quen thuộc + Phương tiện giao thông đường bộ + Phương tiện giao thông đường thuỷ. + Phương tiện giao thông đường hàng không + Quan sát: Xe máy, xe đạp, ô tô... |
MT21. Phân loại các đối tượng theo một dấu hiệu nổi bật. | Trẻ phân loại đồ dùng gia đình, phương tiện giao thông, rau, hoa, quả, con vật theo một dấu hiệu nổi bật. + Đồ dùng trong gia đình |
MT22. Nhận biết được một số hiện tượng tự nhiên gần gủi quen thuộc. Nhận ra một vài mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tượng quen thuộc khi được hỏi. | - Nhận biết được một số hiện tượng tự nhiên gần gủi quen thuộc: nắng, mưa, ngày, đêm, cát, đá, sỏi... - Nhận ra một vài mối quan hệ đơn giản của ánh sáng, nguồn nước, nắng mưa nóng lạnh trong sinh hoạt hàng ngày: + Sự kỳ diệu của nước + Mùa hè đến + Các hiện tượng tự nhiên. + Quan sát, trò chuyện về thời tiết..... |
MT23. Mô tả những dấu hiệu nổi bật của một số hiện tượng đơn giản được quan sát với sự gợi mở của cô giáo. | + Một số dấu hiệu nổi bật của ngày và đêm; + Một số hiện tượng tự nhiên: Mây, mưa, sấm, chớp |
MT24.Thể hiện được một số điều quan sát được qua các hoạt động chơi, âm nhạc và tạo hình. | - Hiểu được mối quan hệ trong các trò chơi, thể hiện các vai chơi. - Thể hiện tình cảm trong các bài hát, sản phẩm tạo hình. |
b, Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán | |
MT25. Quan tâm đến số lượng; Đếm trên các đối tượng giống nhau và đếm đến 5. Biết so sánh số lượng của 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 5 bằng các cách khác nhau. | - Đếm trên đối tượng trong phạm vi 5. - Dạy trẻ nhận biết số lượng 1– nhiều - Đếm đến 2, tao nhóm có số lượng 2 (số 2 tiết 1) - Đếm đến 3, tao nhóm có số lượng 3 (số 3 tiết 1) - Đếm đến 3, tao nhóm có số lượng 4 (số 4 tiết 1) - Đếm đến 3, tao nhóm có số lượng 5 (số 5 tiết 1) - Dạy trẻ nhận biết mối quan hệ hơn kém nhau trong phạm vi 2 (số 2 tiết 2) - Dạy trẻ nhận biết mối quan hệ hơn kém nhau trong phạm vi 3 (số 3 tiết 2) - Dạy trẻ nhận biết mối quan hệ hơn kém nhau trong phạm vi 4 (số 4 tiết 2) - Dạy trẻ nhận biết mối quan hệ hơn kém nhau trong phạm vi 5 (số 5 tiết 2) |
MT26. Trẻ biết gộp và đếm 2 nhóm đối tượng cùng loại có tổng trong phạm vi 5. Biết tách một nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 5 thành 2 nhóm. | - Gộp 2 nhóm đối tượng và đếm,tách một nhóm đối tượng thành các nhóm nhỏ hơn: + Tách/gộp 2 nhóm đối tượng trong phạn vi 2 (số 2 tiết 3) + Tách/gộp 2 nhóm đối tượng trong phạn vi 3 (số 3 tiết 3) + Tách/gộp 2 nhóm đối tượng trong phạn vi 4 (số 4 tiết 3) + Tách/gộp 2 nhóm đối tượng trong phạn vi 5 (số 5 tiết 3 |
MT27. Biết xếp tương ứng 1-1, ghép đôi | - Xếp tương ứng 1-1, ghép đôi |
MT28. Nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản (mẫu) và sao chép lại | - Nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản: + Xếp xen kẽ hình chữ nhật; hoa, lá; + Xếp xen kẽ đồ dùng các nghề, + Xếp kẽ các con vật, + Xếp kẽ các PTGT.... |
MT29. So sánh 2 đối tượng về kích thước và nói được các từ: To hơn/ nhỏ hơn; dài hơn/ngắn hơn; cao hơn/ thấp hơn; bằng nhau. | - Dạy trẻ so sánh sự khác biệt về độ lớn của 2 đối tượng (to-nhỏ) - Dạy trẻ so sánh sự khác biệt về chiều cao của 2 đối tượng - Dạy trẻ so sánh sự khác biệt về chiều dài của 2 đối tượng - Dạy trẻ so sánh sự khác biệt về chiều rộng của 2 đối tượng |
MT30. Nhận dạng và gọi tên các: hình vuông, hình tam giác, hình tròn, hình chữ nhật | - Nhận biết, gọi tên hình: + Nhận biết gọi tên hình tròn, hình vuông + Nhận biết gọi tên hình tam giác- hình chữ nhật - Sử dụng các hình học để chắp ghép thành: hình người, Bông hoa, PTGT.... |
MT31. Sử dụng lời nói và hành động để chỉ vị trí của đồ vật so với bản thân trẻ.. | - Nhận biết tay phải, trái của bản thân - Phân biệt phía trên- phía dươic; phía trước- phía sau của bản thân. |
c, Khám phá xã hội | |
MT32: Trẻ nói được tên, tuổi, giới tính của bản thân khi được hỏi, trò chuyện; tên bố, mẹ và các thành viên trong gia đình, tên trường lớp, cô giáo, bạn, đồ chơi, đồ dùng về lớp học, trường mầm non | - Nói được tên, tuổi, giới tính của bản thân khi được hỏi, trò chuyện: + Bé Tự giới thiệu về mình + Cơ thể tôi và bạn. + Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh - Nói được tên của bố mẹ những người thân trong gia đình, địa chỉ gia đình và nhu cầu cấn thiết của gia đình: + Những người thân yêu trong gia đình + Đồ dùng trong gia đình + Nhu cầu gia đình + Địa chỉ gia đình. - Nói được tên, trường/lớp. Tên và công việc của cô giáo, các hoạt động của trẻ ở trường mầm non: + Bé đến trường Mầm non. + Lớp học của bé + Các hoạt động ở trường MN + Quan sát: Các phòng ban trong trường, qua sát hoạt động của lớp khác… |
MT33. Kể tên và nói được sản phẩm, và ích lợi của 1 số nghề phổ biến. | - Tên gọi, sản phẩm và lợi ích của một số nghề phổ biến: + Ngày hội cô giáo + Nghề trồng trọt + Nghề xây dựng + Nghề chăm bác sỹ + Chú bộ đội bé yêu + Quan sát: Dụng cụ, sản phẩm của các nghề |
MT34. Kể tên một số ngày lễ hội: Ngày khai giảng, Tết Trung thu…qua trò chuyện, tranh ảnh. | - Nhận biết các hoạt động trong ngày hội trong trường mầm non và lễ hội địa phương: + Ngày hội bé đến trường. + Bé vui trung thu + Vui ngày hội cô giáo(20/11) + Ngày tết của chú bộ đội. + Lễ hội Đền Cuông + Lễ hội Mừng Xuân + Ngày vui 08/3 + Ngày sinh nhật Bác hồ. + Ngày tết thiếu nhi 1/6 - Hoạt động trải nghiệm: + Trang trí đèn lồng, đèn ông sao + Trải nghiệm cắm hoa + Trải nghiệm trang trí thiệp tặng cô, tặng mẹ + Trang trí cây hoa tết... |
MT35. Kể tên một vài danh lam thắng cảnh, những địa danh của quê hương. | - Nhận biết 1 số đặc điểm nổi bật về quê hương Diễn An, Diễn Châu, nghệ An với những địa danh: Đình Xuân Aí, Đình Nguyệt Tiên, Đền An Dương Vương, Nam Đàn Quê Bác Hồ, Quảng Trường Hồ Chí Minh, Biển cửa hiện, Biển bãi lữ... |
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ | |
MT36. Trẻ thực hiện được yêu cầu đơn giản. | - Nghe, hiểu lời nói và làm theo yêu cầu đơn giản |
MT37. Trẻ hiểu được nghĩa một số từ khái quát: Quần áo, đồ chơi, hoa quả... | - Nghe hiểu các từ tên đồ dùng/ thực vật/ động vật.. - Nghe hiểu được nghĩa một số từ khái quát: Quần áo, đồ chơi, hoa quả, con vật... |
MT38. Trẻ lắng nghe và trả lời được câu hỏi của người đối thoại | - Lắng nghe người khác nói thể hiện cử chỉ điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu hoàn cảnh giao tiếp. - Trao đổi trả lời các câu hỏi với người khác một cách phù hợp. |
MT39. Nói rõ các tiếng | - Phát âm các tiếng của tiếng việt. - Trả lời và đặt câu hỏi: “Ai?”; “Cái gì?”; “Ở đâu?”; “Khi nào?”. - Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp. |
MT40. Sử dụng được các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm..... | - Nghe, sử dụng được các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm..... |
MT41. Trẻ sử dụng được câu đơn, câu ghép. | - Nghe, hiểu nội dung các câu đơn, câu ghép. - Bày tỏ nhu cầu, tình cảm và hiểu biết của bản thân bằng các câu đơn, câu mở rộng. - Trả lời và đặt câu hỏi. |
MT42. Kể lại được những sự việc đơn giản đã diễn ra của bản thân | - Kể lại sự việc đơn giản đã diễn ra của bản thân như: thăm ông bà, đi chơi, xem phim… |
MT43. Trẻ đọc thuộc một số bài thơ, ca dao, đồng dao...phù hợp với độ tuổi | - Nghe, đọc một số bài thơ, ca dao, đồng dao... theo chủ đề: *Trường mầm non- Bé vui trung thu: - Thơ: + Bạn mới (Nguyến Mai) + Bé đến lớp. + Chơi bập bênh (Xuân Hoài) + Bàn tay cô giáo (Định Hải) + Cô và mẹ (Trần Quốc Toàn) + Trăng rằm tháng tám (Nlp Trinh) * Chủ điểm bản thân: - Thơ: + Cái lưỡi (Phương Mỹ). + Miệng xinh (Phạm Hổ). + Tay đẹp. + Đôi mắt của em (Lê Thị Phương Mỹ). + Chổi ngoan (Vũ Thị Minh Tâm). + Đi nắng (Nhược Thủy) *Chủ điểm gia đình - Ngày hội của cô giáo. - Thơ: + Bà của cháu (Nguyễn Văn Thanh). + gió từ tay mẹ (Vương Trọng). + Thăm nhà bà (Như Mao). + Chiếc quạt nạt (Xuân Cầu). + Cô giáo của con (Hà Quang) *Bé thích làm nghề gì- Cháu yêu chú bộ đội. - Thơ + Bé làm bao nhiêu nghề (Yên Thao). + Bé chăm gà (Chu Huy). + Hươu cao cổ (Đình Hải). + Em làm thợ xây (Hoàng Dân). + Chú giải phóng quân. (Cẩm thơ). + Làm bác sỹ (Lê Ngân) *Chủ điểm động vật- Ngày 8/3- Lễ hội Đền Cuông - Thơ + Con trâu (Thanh Thản). + Chim sâu (Phong Thu). + Rong và cá (Phạm Hổ). + Đàn gà con (Phạm Hổ). + Con Kiến (Thủy Nhược). * Thực vật- tết và mùa xuân - Thơ: + Cây dây leo (Xuân Tửu). + Bắp cải xanh (Phạm Hổ). + Hồ sen (Nhược Thủy). + Trồng đậu trồng cà. + Cây hồng. + Chùm quả ngọt. *Phương tiện giao thông - Thơ + Bé và mẹ.(Lương thị xiêm). + Đèn đỏ đèn xanh (Vương Trọng). + Đàn kiến nó đi (Định Hải). + Xe chữa cháy (Phạm Hổ) + Đường và chân (Xuân Tửu). + Bến cảng Hải Phòng + Em đi máy bay * Nước và hiện tượng tự nhiên. - Thơ: + Nước (Vương Trọng) + Sóng bạc đầu(Lê Thu Hòa) + Mưa (Lê Lâm). + Nắng (Phong Thu) * Quê hương – Bác Hồ. - Thơ: + Bác Hồ của em (Phạm Thị Thanh Nhàn). + Ảnh Bác (Trần Đăng Khoa). + Ai dậy sớm (Võ Quảng). - Ca dao,đồng dao: Đi cầu đi quán,gánh gánh gồng gồng, dích dích dắc dắc, ông sảo ông sao, thả đĩa ba ba.... |
MT44. Biết kể lại truyện đơn giản đã được nghe với sự giúp đỡ của người lớn. - Trẻ thích nghe và xem những câu chuyện hoạt hình tiếng Anh phù hơp với độ tuổi.. |
- Kể lại chuyện đơn giản đã được nghe với sự giúp đỡ của người lớn trong các chủ đề chủ điểm, phù hợp với độ tuổi: *Trường mầm non- Bé vui trung thu -Truyện: + Món quà của cô giáo (Tú Anh). + Ai tài giỏi hơn (Trần Xuân Du). + Mèo con đi học (Sưu tầm). + Gà tơ đi học (Cẩm Linh). * Chủ điểm bản thân: - Truyện: + Gấu con bị đau răng (Tạ Thị Liên) + Đôi tai tôi dài quá. + Mỗi người một việc(sưu tầm) + Bằng nhau thôi (Sưu tầm). *Chủ điểm gia đình -Ngày hội của cô giáo: - Truyện: + Bông hoa cúc trắng (Sưu tầm). + Bó hoa tươi thắm (sưu tầm) + Qùa tặng mẹ. (Thu hằng). + Cháu ngoan (Huỳnh Thị Cúc). *Một số ngành nghề -Chú bộ đội bé yêu. - Truyện: + Thần sắt + Em bé dũng cảm(Thu Thủy sưu tầm). + Người làm vườn và các con trai (sưu tầm). *Chủ điểm động vật -Ngày 08/3- Lễ hội Đền công : - Truyện: + Cáo thỏ và gà trống. + Chú vịt xám (Thanh Thủy) + Rùa con tìm nhà (Thanh Mai). + Bác gấu đen và hai chú thỏ (Sưu tầm). *Thực vật- tết và mùa xuân: - Truyện: + Bé hành đi khám bệnh (Thái Hùng). + Chú đỗ con.(Viết Linh). + Nhổ củ cải (sưu tầm). + Hoa mào gà (Thùy Dương). + Thỏ con và các bạn (Đoàn Thị Tuyền). + Ngôi nhà hoa quả (Sưu Tầm). + Sự tích ngày Tết. *Chủ điểm giao thông - Truyện: + Xe lu và xe ca. (Phong thu) + Kiến con đi xe ô tô. (Phạm chi mai). + Thỏ con sang đường (Phong Thu). + Xe đạp trên đường phố (Thu Hạnh). *Chủ điểm Nước và hiện tượng tự nhiên. - Truyện: + Chú bé giọt nước (Hoài Khánh) + Giọt nước tí xíu. + Cô con út của ông mặt trời (Sưu tầm). *Chủ điểm quê hương – Bác Hồ. - Truyện: + Khen các cháu (sưu tầm). + Ai ngoan sẽ được thưởng (Tụy Phương Và Thanh Tú) |
MT45.Trẻ bắt chước giọng nói của nhân vật trong truyện. | - Nghe, sử dụng các từ biểu cảm. - Đóng vai theo lời dẫn chuyện của giáo viên. |
MT46. Nói rõ tiếng, đủ nghe, Sử dụng được các từ: “Vâng ạ”; “Dạ”; “Thưa”...trong giao tiếp. | - Sử dụng các từ biểu thị lễ phép. - Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp - KNS: Kỷ năng chào hỏi. - KNS: Dạy trẻ biết nói lời yêu thương, cảm ơn. |
MT47. Đề nghị người khác đọc sách cho nghe, tự giở sách xem tranh, gọi tên nhân vật trong tranh | - Xem và nghe đọc các loại sách khác nhan. - Làm quen cách sử dụng sách, cách đọc sách (hướng đọc từ trái qua phải, từ dòng trên xuống dòng dưới). - Cầm sách đúng chiều, mở sách, xem tranh và “đọc truiyện”, giữ gìn sách. + Trẻ xem sách trong các chủ đề. |
MT48: Nhìn vào tranh minh họa và gọi tên nhân vật trong tranh. Thích vẽ, “viết” nguệch ngoạc |
- Kể chuyện theo tranh. - Tiếp xúc với chữ, sách tryuyện. - Làm quen với cách viết tiếng viêt (hướng viết từ trái qua phải, từ dòng trên xuống dòng dưới). |
MT49. Nhận ra một số ký hiệu thông thường trong cuộc sống. | - Làm quen với 1 số ký hiệu: nhà vệ sinh, lối ra, nơi nguy hiểm, biển báo giao thông: đường dành cho người đi bộ…. |
Lĩnh vực phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội | |
MT50. Nói được tên tuổi, giới tính của bản thân; Nói được điều bé thích,bé không thích. | - Tên tuổi, giới tính của bản thân. - Nói được điều bé thích, không thích. |
MT51. Mạnh dạn tham gia vào các hoạt động, mạnh dạn khi trả lời câu hỏi. | - Tự tin khi tham gia vào hoạt động và trả lời câu hỏi |
MT52. Cố gắng thực hiện công việc được giao(trực nhật, dọn đồ chơi...). | - Thực hiện công việc được người lớn giao như trực nhật: chia giấy vẽ, cất dọn đồ dùng, đồ chơi.. |
MT53. Nhận ra cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi, tức giận qua nét mặt, giọng nói, qua tranh ảnh). | - Nhận biết một số trạng thái cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi, tức giận) qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, tranh ảnh. |
MT54. Biết Biểu lộ cảm xúc vui, buồn, sợ hãi, tức giận. | - Biểu lộ trạng thái cảm xúc qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói; trò chơi; hát; vận động. |
MT55. Nhận ra hình ảnh Bác Hồ. Thích nghe kể chuyện, nghe hát, đọc thơ, xem tranh ảnh về Bác Hồ. |
- Kính yêu Bác Hồ. - Quan tâm đến cảnh đẹp, lễ hội của quê hương, đất nước. - Nghe kể chuyện, nghe hát, đọc thơ, xem tranh ảnh về Bác Hồ. |
MT56. Thực hiện được một số quy quy định ở lớp và gia đình | - Một số quy định ở lớp (để đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định, giờ ngủ không làm ồn... - Ở gia đình : Yêu mến Ông Bà, Bố Mẹ, Anh, Chị, Em vâng lời ông bà, bố mẹ, mời trước khi ăn, xin phép trước khi đi và chào hỏi khi về…. - Đi bộ đi bên phải đường, đi bên lề đường, ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm.. |
MT57. Trẻ mạnh dạn tham gia vào các hoạt động, mạnh dạn khi trả lời các câu hỏi. Biết chào hỏi và nói cảm ơn, xin lỗi khi được nhắc nhở. Chú ý nghe cô, bạn nói. | - Trẻ mạnh dạn tham gia vào các hoạt động, mạnh dạn khi trả lời các câu hỏi - Cử chỉ, thái độ, lời nói lễ phép(Chào hỏi, cảm ơn, lắng nghe khi người khác nói) |
MT58. Cùng chơi với các bạn trong trò chơi theo nhóm nhỏ. | - Chờ đến lượt - Chơi hòa thuận với bạn. |
MT59. Thích quan sát cảnh vật thiên nhiên và chăm sóc cây. Bỏ rác đúng nơi quy định. | - Bảo vệ, chăm sóc con vật, cây cối. - Tiết kiện điện nước trong sinh hoạt - Giữ gìn vệ sinh môi trường. Nhặt bỏ rác đúng nơi quy định. - Nhận biết hành vi “đúng”- “sai”, “tốt”- “xấu” - KNS: Bỏ rác đúng nơi quy định |
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ | |
MT60.Vui sướng, vỗ tay, nói lên cảm nhận của mình khi nghe các âm thanh gợi cảm và ngắm nhìn vẻ đẹp nổi bật của các sự vật, hiện tượng. | - Bộc lộ cảm xúc khi nghe âm thanh gợi cảm các bài hát bản nhạc gần gũi và ngắm nhìn vẻ đẹp nổi bật của các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật. |
MT61. Trẻ chú ý nghe, thích được hát theo, vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư theo bài hát, bản nhạc quen thuộc. | - Trẻ chú ý nghe, thích được hát theo, vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư theo bài hát bản nhạc qua các chủ đề: - Trường MN- Bé vui trung thu: Đi học (Bùi đình Thảo),Ngày đầu tiên đi học (Nguyễn Ngọc Thiện ,Cô giáo (Đõ Manh thường),Chiếc Đèn ông sao (Phạm Tuyên), Trường chúng cháu là trường mầm non (Phạm Tuyên), Vui đến trường (Nguyễn Văn Chung) Rước đèn dưới trăng (Phạm Tuyên), Em đi mẫu giáo (Dương Minh Viên). Thật đáng chê (Việt Anh). - Bản thân: Năm ngón tay ngoan (Trần Văn Thụ),Thật đáng chê (Việt Anh), Nắm tay thân thiết (Nhạc: Hàn Quốc), Em là bông hồng nhỏ (Trịnh công sơn),Cho Con (Phạm Trọng Cầu), Tay thơm tay ngoan ( Bùi Đình Thảo), Mời bạn ăn (Trần Ngọc), Mừng sinh nhật (Đào Dung Ngọc), Xòe bàn tay nắm ngón tay (Minh Quân), Bàn tay mẹ (Bùi Đinh Thảo), Vì sao con mèo rửa mặt (Hoàng Long). - Gia đình- Ngày hội của cô giáo: Khúc hát ru của người mẹ trẻ (Nhạc Phạm Tuyên- thơ: Lâm thị Mỹ Dạ), Ba ngọn nến lung linh, (Ngọc Lễ),Cho Con (Phạm Trọng Câu), Chỉ có một trên đời (Nhạc Trương Quang Lục, ý thơ: Liên xô), , Nhà của tôi (Thu Hiền) Cả nhà thương nhau (Phan Văn Minh), Cô và mẹ ( Phạm Tuyên), Biết vâng lời mẹ (Minh Khang), Đi học về ( Hoàng Long), Cô giáo (Đỗ Mạnh Thường), Cô giáo miền xuôi. - Nghành nghề- Chú bộ đội. Đi Cấy (Dân ca thanh hóa ),Hạt gạo làng ta(TrầnĐăng khoa), Cháu yêu cô thợ dệt, Lớn lên cháu lái máy cày (kim hữu) Cháu yêu cô chú công nhân ( Hoàng Văn Yến), Làm chú bộ đội (Hoàng Long), Em tập lái ô tô (Nguyễn Văn Tý), Đội kèn tí hon (Phan Huỳnh Điểu), Màu áo chú bộ đội (Nguyễn Văn Tý), Cháu thương chú bộ đội (Hoàng Văn Yến), Đi một hai (Đoàn Phi) - Động vật- Ngày 8/3- Lễ hội đền Cuông. Bắc kim thang (Dân ca nam bộ),Rửa mặt như mèo (Hàn Ngọc Bích ),Con Chim Vành khuyên (Hoàng Vân), chim bay(dân ca liên khu V), Chim chích bông(Nhạc: Văn dung, Lời: Nguyễn Viết Bình), con Cò(xuân Giao), Chú mèo con (Nguyễn Đức Toàn), Đàn gà con (Việt Anh), Đàn Vịt con (Mộng Lân), Cá vàng bơi , Gà trống mèo con và cún con (Thế Vinh), Voi làm xiếc (Phan Hiền), Cò lả (Dân ca Bắc Bộ), Rửa mặt như mèo (Hà Ngọc Bích). Ngày vui 8/3, - Thực vật- Tết, mùa xuân: Lý cây bông(Dân ca nam bộ ), Mùa xuân cô nuôi dạy trẻ,Hoa thơm bướm lượn. Hoa trong vườn (Dân ca Thah Hóa), Mùa xuân đến rồi(Phạm Thị Sửu), Mùa Xuân ơi(Nguyễn ngọc thiện), Em yêu câu xanh( Hoàng Văn Yến), Qùa mồng 8/3(Hoàng Long), Cây bắp cải (Phạm Hổ), Lý cây xanh (Dân ca Nam Bộ), Săp đến Tết rồi, Qủa (Xanh Xanh). - PTGT: Đi trên vỉa hè (Nguyễn Thị Thanh), Tàu hỏa (Bùi Anh Tôn ), Anh phi công ơi (Xuân Giao-Xuân Quỳnh ), Bác đưa thư vui tính, Anh phi công ơi, Bài học giao thông. , Đèn đỏ đèn xanh(Lương vĩnh), Đường em đi, Bạn ơi có biết (Hoàng Yến), Em tập lái ô tô (Nguyễn Văn Tý), Em đi qua ngã tư đường phố (Hoàng Văn Yến), Đường em đi, Đoàn tàu nhỏ xíu (Mộng Lân), Nhớ lời cô dặn (Hồng Ngọc) - Nước và Hiện tượng tự nhiên: Mưa rơi(Dân ca xá), Mưa bóng mây, Bé và trăng (Bùi Anh Tôn), Cho tôi đi làm mưa với(Hoàng Hà), Mùa hè đến ( Nguyễn Thị Nhung), Trời nắng trời mưa (Đặng Nhất mưa). - QH- BH: Mưa rơi (Dân ca xá ), Ánh trăng hòa bình (Hò Bắc), Từ rừng xanh về thăm lăng Bác (Hoàng Long-Hoàng Lân), Em như chim bồ câu trắng (Trần Ngọc ), Quê hương tươi đẹp(Dân ca Nùng), Em nhớ tây Nguyên(Văn tấn- Trần Qung Huy), Nhớ ơn Bác. + Nghe các bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ.. |
MT62.Vui sướng, chỉ, sờ, ngắm nhìn và nói lên được cảm xúc trước vẽ đẹp nổi bật (về màu sắc, hìnhdáng…) của các tác phẩm tạo hình | - Chỉ, sờ, ngắm nhìn và nói lên cảm nhận của mình trước vẻ đẹp nổi bật (về màu sắc, hình dáng…) của các tác phẩm tạo hình |
MT63. Hát tự nhiên, hát được theo giai điệu bài hát quen thuộc. Biết vận động theo nhịp điệu các bài hát, bản nhạc (Vỗ tay theo nhịp, phách, vận động minh họa) | - Hát tự nhiên, hát được theo giai điệu bài hát quen thuộc vận động nhịp nhàng các bài hát, bàn nhạc theo chủ đề: *Trường mầm non- Bé vui trung thu. Trường chúng cháu là trường mầm non (phạm Tuyên), Cháu đi mẫu giáo (Phạm Minh Tuấn ), Rước đèn dưới trăng (Phạm Tuyên),Vui đến trường (Hồ Bắc ), * Bản thân: Mừng sinh nhật (Đào Ngọc Dung ), Cái Mũi, Xòe bàn tay nắm ngón tay (Minh Quân Tay thơm tay ngoan (Bùi Đình Thảo ), Nào chúng ta cùng tập thể dục (Thu Hiền ), Đường và chân(Hoàng long- Xuân Tửu) * Gia đình- Ngà hội của cô giáo Chiếc Khăn Tay (Văn Tấn ),Đi học về (Hoàng long –Hoàng Lân ), Nhà của tôi (Thu Hiền ), Cô và mẹ (Phạm Tuyên ), Cả nhà thương nhau(Phạm tuyên), Cháu yêu Bà(Xuân Giao), Cô và mẹ (Phạm Tuyên )… * Nghề nghiệp- Cháu yêu chú bộ đội: Cháu yêu cô chú công nhân (Hoàng Văn Yến ), Cháu thương chú bộ đội, Em tập lái ô tô (Nguyễn văn Tý ), Lớn lên cháu lái máy cày (Kim Hữu), Cháu thương chú bộ đội… * Động vật- Ngày 08/3: Ai cũng yêu chú mèo (Kim Hữu), Gà trồng mèo con và cún con (Thế Vinh),voi làm xiếc (Phan Hiền ),Cá vàng bơi (Nguyễn Hà Hải ), Bông hoa mừng cô. * Thực vật- Tết, mùa xuân: Lý cây xanh (Dân ca nam bộ), Cây bắp cải (Thu Hồng ), sắp đến tết rồi (Hoàng Vân), Mùa hoa(Hồng Đăng), Hoa kết trái (Phạm Thị Sửu- Hoàng thị Lộc), * PTGT: Đường em đi (Ngô Quốc Tính , Đèn xanh đèn đỏ (Lương vĩnh )em đi qua ngã tư đường phố(Hoàng Văn Yến ), Đoàn tàu nhỏ xúi (Mộng Lân), * Nước và hiện tự nhiên: Trời nắng trời mưa (Đặng Nhất Mai )Mùa hè đến (Nguyễn Thị Nhung), Cháu vẽ ông mặt trời (Tan Huyền) * Quê hương - Bác Hồ: Em bé tập nói (Hoàng Long), Hòa bình cho bé (Huy Trân ),Nhớ ơn Bác(Phan Huỳnh Điểu ),Đi thăm thủ đô(Bùi Anh Tôn). |
MT64. Trẻ thể hiện sự hứng thú khi tham gia vào các hoạt đông âm nhạc: biểu diễn, trò chơi | - Biểu diễn cuối chủ đề Trường Mần non - Biểu diễn cuối chủ đề Bản thân - Biểu diễn cuối chủ đề Gia đình - Biểu diễn cuối chủ đề Ngành nghề - Biểu diễn cuối chủ đề Động vật - Biểu diễn cuối chủ đề Thực vật, tết, mùa xuân - Biểu diễn cuối chủ đề Giao thông - Biểu diễn cuối chủ đề Nước hiện tượng tự nhiên - Biểu diễn cuối chủ đề Quê hương, Bác Hồ * Trò chơi âm nhạc: - Nghe tiếng hát tìm đồ vật. - Ca sĩ dấu mặt. - Ai nhanh nhất. - Những nốt nhạc vui. - Ai đang hát. - Tiếng hát ở đâu. - Rung chuông vàng. - Tai ai tinh - Nghe giai điệu đoán tên bài hát - Hát theo hình vẽ - Nghe thấu hát tài - Ô cửa bí mật… |
MT65: Trẻ biết dung sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để tạo thành sản phẩm theo sự gợi ý. | - Sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau tạo thành sản phẩm tạo hình: + Trang trí đèn lồng, đèn trung thu. + Làm quà tặng mẹ. + Làm thiệp, làm quả tặng cô giáo. + Làm quà tặng chú bộ đội. + Trang trí cây hoa mùa xuân. + Làm thiệp chúc bà, mẹ nhân ngày 8/3 + Trang trí ảnh Bác hồ… |
MT66. Trẻ biết tô, vẽ phối hợp các nét thẳng, xiên, ngang, cong tròn tạo thành bức tranh đơn giản; biết sử dụng một số kỹ năng: xé, dán trong hoạt động tạo hình tạo thành sản phẩm đơn giản. | - Sử dụng một số kỹ năng vẽ, tô màu, cắt, xé dán, để tạo ra sản phẩm: Tạo hình: + Tô màu đu quay + Tô màu chum bóng bay + Tô chiếc đèn lồng + Tô màu mũ bé trai bé giá + Trang trí khăn mùi soa + Tô màu bức tranh gia đình. + Tô màu ngôi nhà của bé. + Tô màu một số sản phẩm nghề nông + Vẽ và tô màu bình hoa. + Vẽ những cuộn len màu. + Vẽ, tô màu cây ăn quả. + Vẽ, và tô màu quả cà chua , quả bí xanh. + Vẽ những bông hoa bằng vân tay. + Vẽ ,và tô màu con gà. + Tô màu con hươu cao cổ. + Cắt dán con cá. + Tô màu kinh khí cầu. + Vẽ, tô màu ô tô. + Vẽ , tô màu xe máy. + Vẽ mưa, cây, cỏ. + Xé, dán tia nắng ông mặt trời. + Trang trí chiếc phao. + Tô màu dây cờ. + Xé, dán đuôi thuyền. Thủ công: + Dán bập bênh + Làm chiếc nơ. + Dán cái cốc. + Dán cái thang. + Trang trí khay đựng màu vẽ. + Xé, dán quả chuối. +Xé, dán tán lá cây. + Xé, dán con sứa. + Trang trí con sao biển. + Làm cánh buồm. + Ghép hình ô tô. + Xé, dán chiếc ô che mưa. + Xé, dán bánh chưng. |
MT67.Trẻ biết cách, lăn dọc, xoay tròn, ấn dẹt, làm lõm, bẻ loe, vuốt nhọn, uốn cong đất nặn để tạo thành sản phẩm có 1 - 2 khối hoặc nhiều chi tiết. | Nặn: - Nặn đồ dùng trong gia đình. - Nặn mâm ngủ quả - Nặn các con vật - Nặn dụng cụ, sản phẩm của các nghề... |
MT68. Biết xếp chồng, xếp cạnh, xếp cách tạo thành các sản phẩm có cấu trúc đơn giản. | - Xếp chồng, xếp cạnh tạo thành các sản phẩm. |
MT69. Vận động theo ý thích các bài hát, bản nhạc quen thuộc | - Vận động theo ý thích khi nghe các bài hát, bản nhạc quen thuộc |
MT70. Tạo ra các sản phẩm tạo hình theo ý thích. Biết nhận xét sản phẩm tạo hình. Đặt tên cho sản phẩm tạo hình | - Sử dụng các nguyên vật liệu tạo ra các sản phẩm đơn giản tạo hình theo ý thích. - Nhận xét các sản phẩm và đặt tên cho sản phẩm tạo hình. |
MT71. Tiếng Anh: Nghe: - Nghe từ chỉ người, tên gọi đồ vật, sự vật và hành động rất đơn giản, quen thuộc với lứa tuổi trong phạm vi khoảng 50 từ, cụm từ; - Nghe số từ 1 đến 5; - Nghe và làm theo yêu cầu đơn lẻ rất đơn giản, quen thuộc; - Nghe và trả lời bằng cử chỉ, hành động, 1-2 từ hoặc một số mẫu câu rất đơn giản, quen thuộc khi chào hỏi, tạm biệt và được hỏi tên… - Nghe và thực hiện hướng dẫn khi tham gia các trò chơi rất đơn giản, phù hợp với lứa tuổi; - Nghe bài vần, bài thơ, bài hát rất đơn giản, phù hợp với lứa tuổi; Nghe nội dung truyện tranh rất đơn giản, phù hợp với lứa tuổi. Nói: - Nhắc lại, nói từ chỉ người, tên đồ vật, sự vật và hành động rất đơn giản, quen thuộc trong phạm vi khoảng 50 từ, cụm từ; - Phát âm tương đối rõ ràng các từ đơn lẻ trong phạm vi từ vựng được làm quen; - Phản hồi bằng cử chỉ và trả lời bằng 1-2 từ hoặc một số mẫu câu rất đơn giản, quen thuộc khi chào hỏi, tạm biệt và được hỏi tên; trong một số tình huống giao tiếp rất đơn giản, quen thuộc khác; - Nhắc lại một số bài văn vần, bài thơ rất đơn giản, quen thuộc; - Hát theo một số bài hát rất đơn giản, quen thuộc; - Trả lời câu hỏi về một số tình tiết rất đơn giản của truyện đã được nghe. Làm quen với đọc - Làm quen với tranh ảnh, minh họa chỉ người, đồ vật, sự vật, và hành động rất đơn giản và quen thuộc Làm quen với truyện tranh, cầm sách đúng chiều, mở sách và xem tranh. |
- Từ vững: Hello ( xin chào ); good bye ( tạm biệt ) Table ( bàn ); Chair (ghế) Crayon ( bút màu ); Pen ( bút mực ) Pencil ( bút chì ); Window ( cửa sổ ) Book ( cuốn sách ); Door( cửa ) Bag ( cặp ); Ruler ( thước ) Horse ( con ngựa); Sheep ( con cừu ) Cow ( con bò); Bird ( con chim ) Duck ( con vịt ); Cat ( con mèo ) Dog ( con chó ); Donkey ( con lừa ) Happy ( vui ); Great ( tuyệt vời ) Good ( tốt ); Sad ( buồn ); Tired ( mệt ); Sleepy (buồn ngủ ) One pencil ( một cái bút chì ); two pencils ( hai cái bút chì ) three pencils ( ba cái bút chì ); four books ( bốn cuốn sách ) - Bài hát: Head shoulder knee and toes song ( bài hát về đầu ,vai ,đầu gối và ngón chân School things song ( bài hát về đồ vật ở trườnghọc ) I like animals ( tôi yêu động vật ) Animals sound song ( bài hát về tiếng của động vật) If you are happy song ( bài hát nếu bạn vui vẻ ) Feelings song ( bài hát về cảm xúc ) One two three song ( bài hát 1,2 ,3 ) Pencil song ( bài hát về bút chì ) Let’s go kids ( các bé hãy đi nào ) Transportation song ( bài hát về phương tiện ) |
MT72. Aerobic: - Cuối năm học 80% trẻ nghe và thực hiện tốt các khẩu lệnh; chuẩn chỉnh nề nếp, hàng lối. - Trẻ đếm được nhịp và thực hiện được kỹ năng về kết hợp tay vai, vặn mình, lưng bụng toàn thân, điều hoà; - Trẻ thực hiện được các bài tập dẻo cơ bản: Xoạc chân ngang, đá chân trước sau, dẻo vai, dẻo hông, dẻo lườn, dẻo lưng. - Trẻ thực hiện tốt cách hít thở và các động tác thăng bằng tĩnh. - Tập tốt một số bài văn nghệ biểu diễn cho bé, thông qua thể hiện của trẻ đánh giá hiệu quả trong học tập. |
- Diễu hành, nhún chân, lắc hông: Trăng tròn tròn, Bé đi mẫu giáo, Đi học - Chạy bộ, nhún chân, dạng chân ngang: Bài tập thể dục buổi sáng, Chicken dance - Nhún khép, nhún bước chân, dẻo lườn, thăng bằng ngang: Mẹ ơi tại sao, Mẹ và cô, Gia đình nhỏ hạnh phúc to - Nâng gối, lắc hông đánh tay chéo, ke chân, dẻo vai: Anh phi công ơi, Pikachu, Ông già noel - Tách ghép chân Jack, tách khép ngang khép chân, dẻo lưng, di chuyển vỗ tay: Chú thỏ con, Búp bê bằng bông, Baby shark - Nhảy chân chéo trước sau lunge, đá chân, kiểng chân khuỵ gối: Vườn cây ba trồng, Tết ơi là tết, Xúc xắc xúc xẻ - Đá chân cao thăng bằng đứng, nhảy bằng 2 mũi chân: Chú công an tí hon, Chiếc thuyền nan - Động tác điều hoà, sóng thân, bước ngang: Nắng sớm, Five litle duck - Kết hợp nhún chân bước ngang, diễu hành kết hợp tay: Bé yêu biển lắm, Úp lá khoai |