Kế hoạch giáo dục trẻ 5-6 tuổi năm học 2024-2025
- Thứ sáu - 20/09/2024 21:18
- In ra
- Đóng cửa sổ này
KHUNG THỜI GIAN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH CHĂM SÓC- NUÔI DƯỠNG,KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TRẺ 5-6 TUỔI, NĂM HỌC 2024-2025
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG MẦM NON DIỄN AN |
Phụ lục 1 |
KHUNG THỜI GIAN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 5 - 6 TUỔI
NĂM HỌC 2024 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số 98/KH-MNDA ngày 09 tháng 9 năm 2024)
TT | Chủ đề lớn | Chủ đề nhánh | Tuần số | Thời gian |
1 |
Trường Mầm non- bé vui trung thu (4 tuần) |
- Trường MN Diễn An thân yêu | Tuần 1 | 09-13/9/2024 |
- Bé vui đón Tết trung thu | Tuần 2 | 16-20/9/2024 | ||
- Lớp Mẫu giáo của bé | Tuần 3 | 23-27/9/2024 | ||
- Các hoạt động ở trường MN | Tuần 4 | 30/09-04/10/2024 | ||
2 |
Bản thân (3 tuần) |
- Bé tự giới thiệu về mình | Tuần 5 | 07-11/10/2024 |
- Cơ thể bé và bản | Tuần 6 | 14-18/10/2024 | ||
- Bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh | Tuần 7 | 21- 25/10/2024 | ||
3 |
Gia đình của bé- Ngày hội của cô giáo. (4 tuần) |
- Những người thân yêu trong gia đình | Tuần 8 | 8/10-01/11/2024 |
- Đồ dùng trong gia đình | Tuần 9 | 04-8/11/2024 | ||
- Ngày hội cô giáo | Tuần 10 | 11-15/11/2024 | ||
- Nhu cầu gia đình | Tuần 11 | 18/11-22/11/2024 | ||
4 |
Lớn lên bé thích làm nghề gì? (5 tuần) |
- Nghề sản xuất nông nghiệp | Tuần 12 | 25/11-29/11/2024 |
- Nghề xây dựng | Tuần 13 | 02-06/12/2024 | ||
- Nghề chăm soc sức khỏe | Tuần 14 | 9-13/12/2024 | ||
- Cháu yêu chú Bộ đội | Tuần 15 | 16/-20/12/2024 | ||
- Nghề dịch vụ | Tuần 16 | 23-27/12/2024 | ||
5 |
Thế giới thực vật, Tết-mùa xuân (5 tuần) | - Em yêu cây xanh | Tuần 17 | 30/12-03/1/2025 |
- Bé thích nhiều loại quả | Tuần 18 | 06-10/1/2025 | ||
- Một số loại rau, củ | Tuần 19 | 13/1-17/1/2025 | ||
- Bé vui đónTết mừng xuân | Tuần 20 | 20 -24/1/2025 | ||
- Những bông hoa đẹp | Tuần 21 | 3/2- 7/2/2025 | ||
6 |
Thế giới động vật (5 tuần) |
- Vật nuôi trong gia đình | Tuần 22 | 10-14/2/2025 |
- Động vật sống dưới nước | Tuần 23 | 17/2-21/2/2025 | ||
- Động vật sống trong rừng | Tuần 24 | 24-28/2/2025 | ||
- Bé vui hội 8/3 | Tuần 25 | 03-07/3/2025 | ||
- Lễ hội Đền Cuông và Một số loại chim,côn trùng. | Tuần 26 | 10-14/3/2025 |
||
7 | Bé tìm hiểu PT và quy định về ATGT. (3 tuần) |
- Một số phương tiện và quy định giao thông đường bộ. | Tuần 27 | 17-21/3/2025 |
- Một số phương tiện và quy định giao thông đường Thủy. | Tuần 28 | 24-28/3/2025 | ||
- Một số phương tiện và quy định giao thông đường hàng không. | Tuần 29 | 31/3- 4/4/2025 | ||
8 |
Nước và hiện tượng tự nhiên (3 tuần) |
- Bé biết gì về nước | Tuần 30 | 07-11/4/2025 |
- Một số hiện tượng tự nhiên | Tuần 31 | 14-18/4/2025 | ||
- Mùa hè của bé | Tuần 32 | 21/4-25/4/2025 | ||
9 |
Quê hương Đất nước - Bác Hồ- Trường tiểu học (3 tuần) |
- Quê hương - Đất nước | Tuần 33 | 28/4-2/5/2025 |
- Bé lên Trường Tiểu học | Tuần 34 | 5-9/5/2025 | ||
- Bác Hồ kính yêu và mừng SN Bác. | Tuần 35 | 12-16/5/2025 | ||
Tổng | 35 tuần |
Phụ lục 02
A. KẾ HOẠCH CHĂM SÓC- NUÔI DƯỠNG TRẺ 5-6 TUỔI,
NĂM HỌC 2024-2025
(Kèm theo Kế hoạch số 98/KH-MNDA ngày 09 tháng 9 năm 2024)
Nội dung | Phương pháp hình thức thực hiện | Người thực hiện, người phối hợp thực hiên | Lưu ý/điều chỉnh |
3.1. Tổ chức bữa ăn |
a. Số lượng và chất lượng bữa ăn: + Nhu cầu khuyến nghị năng lượng của 1 trẻ trong một ngày là: 1230 - 1320 Kcal. Tại trường MN chiếm50 - 55% nhu cầu cả ngày: 615 - 726 Kcal. - Số bữa ăn tại cơ sở giáo dục mầm non: Một bữa chính và một bữa phụ. Đảm bảo cung cấp đủ chất theo tỷ lệ của bộ y tế quy định. - Xây dựng thực đơn hàng ngày, theo tuần, theo mùa. Thực đơn được thay đổi theo mùa, gồm có cơm, món mặn, món xào, canh - Nước uống: khoảng 1,6 - 2,0 lít/trẻ/ngày (kể cả nước trong thức ăn). - Mùa đông chú ý ủ nước ấm cho trẻ uống b. Chăm sóc bữa ăn. * Trước khi ăn: - Chỉ đạo giáo viên chuẩn bị đầy đủ điều kiện để tổ chức bữa ăn cho trẻ như: bàn ghế, dụng cụ phục vụ bữa ăn.., bố trí 4-6 trẻ ngồi 1 nhóm. - Trước khi chia thức ăn cô cần rửa tay sạch bằng xà phòng, nước sát khuẩn, quần áo, đầu tóc gọn gàng. - Giáo dục trẻ 1 số hành vi văn minh trong ăn uống (Không nói chuyện khi ăn, không bốc thức ăn, hắt hơi biết che mịêng..). * Trong khi ăn: Trong khi ăn cần tạo không khí vui vẻ, thoải mái cho trẻ trong khi ăn, động viên,khuyến khích trẻ ăn hết khẩu phần, không được dọa, nạt trẻ trong khi ăn. + Kết hợp giáo dục trẻ hành vi vệ sinh văn minh trong ăn uống: Trong khi ăn cần chú ý đề phòng tránh hóc, sặc ở trẻ. * Sau khi ăn: Giáo viên nhắc trẻ cất bát thìa, ghế vào nơi qui định nhắc trẻ lau miệng,đánh răng, uống nước, đi vệ sinh.... - Đồ dùng cá nhân khăn mặt, ca cốc uống nước,có ký hiệu đảm bảo an toàn vệ sinh . - Nhà trường phối hợp phụ huynh để kiểm tra giám sát việc chuẩn bị tổ chức bữa ăn cho trẻ tại nhà bếp và nhóm lớp để nhắc nhở, điều chỉnh kịp thời khi thấy những việc chưa phù hợp. |
Ban giám hiệu, Giáo viên, nhân viên , cô nuôi,Phụ huynh - Giáo viên và trẻ |
BGH nhà trường có sự điều chỉnh sau khi nhận được ý kiến từ giáo viên , phụ huynh |
|
a. Trước khi trẻ ngủ: + Trước khi trẻ ngủ, nhắc nhở trẻ đi vệ sinh, hướng dẫn trẻ lấy chăn, gối... + Chỉ đạo giáo viên kiểm tra thức ăn trong miệng trước khi đi ngủ. + Chuẩn bị đầy đủ điều kiện chỗ ngủ cho trẻ sạch sẽ, yên tĩnh, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Phòng ngủ nên giảm ánh sáng bằng cách đóng bớt một số cử sổ hoặc tắt đèn. + Cởi bớt áo, quần cho trẻ thoái mái để ngủ. + Cho trẻ nghe những bài hát ru, dân ca êm dịu để trẻ dễ đi vào giấc ngủ, với những trẻ khó ngủ cô nên vỗ về giúp trẻ dễ ngủ hơn. * Theo dõi trẻ trong khi ngủ: - Trong khi trẻ ngủ giáo viên trực để quan sát, phát hiện và xử lý kịp thời các tình huống có thể xảy ra. * Chăm sóc sau khi trẻ thức dậy: - Sau khi ngủ dậy, trẻ nào thức giấc trước cô cho dậy trước, tránh đánh thức cùng một lúc ảnh hưởng đến trẻ khác và sinh hoạt của lớp. Không nên đánh thức trẻ dậy sớm trước khi trẻ tự thức giấc vì dễ làm cho trẻ cáu kỉnh, mệt mỏi. - Hướng dẫn trẻ tự làm một số việc vừa sức như: cất gối, xếp chăn, chiếu. Có thể chuyển dần sang một hoạt động khác bằng cách âu yếm, trò chuyện với trẻ, cho trẻ hát một bài hát... nhắc trẻ đi vệ sinh. Sau khi trẻ tỉnh táo cho trẻ ăn quà chiều. |
- Giáo viên |
|
3.3. Tổ chức vệ sinh |
a. Vệ sinh cô: - Quần áo luôn gọn gàng, sạch sẽ - Thân thể sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng, móng tay cắt ngắn. - Khám sức khỏe định kỳ hàng năm - Không sử dụng chung đồ dùng của trẻ b. Vệ sinh cá nhân trẻ + Giáo viênchuẩn bị các đồ dùng vệ sinh cá nhân: khăn lau mặt, xà phòng, dụng cụ đựng khăn nước sát khuẩn, khăn sạch để lau tay, khăn để lau mặt, giấy vệ sinh... Đặc biệt chú ý đến từng cá nhân trẻ để hướng dẫn kịp thời. - Hướng dẫn trẻ tự lau mặt sạch sẽ trước và sau khi ăn, khi mặt bị bẩn theo đúng qui trình. Mùa lạnh cần chuẩn bị khăn ấm cho trẻ lau. - Hướng dẫn trẻ súc miệng nước muối, đánh răng sau khi ăn, trước khi đi ngủ. Tuyên truyền với phụ huynh không nên cho trẻ ăn quà vặt nhất là kẹo, bánh ngọt. - Khám răng định kỳ để phát hiện sớm sâu răng và chữa trị kịp thời. - Hướng dẫn trẻ đi vệ sinh đúng nơi qui định. - Dạy trẻ cách giữ vệ sinh cho bản thân, giữ nhà vệ sinh sạch sẽ, nhắc trẻ dội nước, rửa tay sau khi đi vệ sinh. - Vệ sinh đúng nơi quy định và biết giữ gìn vệ sinh cá nhân. - Hướng dẫn trẻ rửa tay và lau khô tay theo đúng trình tự, đảm bảo vệ sinh. c) Vệ sinh môi trường: Hàng tuần GV lên lịch vs ít nhấtt 1 lần / tuần + Vệ sinh đồ dùng, đồ chơi - Một số đồ dùng phục vụ cho trẻ ăn uống, vệ sinh tại nhóm lớp cần theo quy định: Mỗi trẻ có cốc, bát, thìa, khăn mặt riêng, đảm bảo sạch sẽ, được lau, rửa thường xuyên, sau đó sấy hoặc được phơi ngoài ánh nắng. - Hằng tuần giặt khăn 1 lần bằng nước sôi muối. - Bình, thùng đựng nước phải có nắp đậy, được vệ sinh hàng ngày, để nơi sạch sẽ, tránh bụi bẩn. Nước không uống hết sau một ngày phải đổ đi. Tuyệt đối không để trẻ thò tay hoặc uống trực tiếp vào bình đựng nước. - Bàn ghế, đồ dùng trong lớp thường xuyên lau sạch sẽ tránh để bụi bẩn. - Đồ dùng vệ sinh: Xô, chậu, nước tẩy các loại phải được úp, cất cẩn thận và tránh xa tầm tay của trẻ đối với những chất có chứa chất độc hại. - Đồ chơi phải đảm bảo sạch sẽ, an toàn khi cho trẻ chơi. Hàng tuần vệ sinh đồ chơi ít nhất 01 lần. + Vệ sinh phòng nhóm - Chỉ đạo giáo viên hàng ngày đi sớm thông thoáng phòng học và lau dọn thường xuyên, đảm bảo luôn khô ráo. - Phòng vệ sinh thường xuyên được lau chùi sạch sẽ, khô ráo và không có mùi hôi. + Xử lý rác thải - Rác thải của nhóm lớp được bỏ vào túi ni lon và bỏ vào thùng rác của lớp. Cuối ngày giáo viên đưa về nơi tập kết rác thải của nhà trường để xử lý rác sạch sẽ. + Giữ sạch nguồn nước: - Nguồn nước phải có nguồn nước sạch: nước tinh khiết đóng bình, nước máy để sử dụng ăn uống. |
- Giáo viên - Giáo viên và trẻ - Giáo viên - Giáo viên - Giáo viên |
|
3.4.Tổ chức chăm sóc sức khỏe và an toàn |
a) Chăm sóc sức khỏe + Khám sức khỏe định kỳ và khám chuyên khoa: + Khám sức khỏe định kì: Tổ chức khám sức khỏe cho trẻ một năm ít nhất 1 lần; + Khám điều trị chuyên khoa: Phối hợp với các cơ sở y tế có đủ điều kiện tổ chức khám, điều trị theo các chuyên khoa + Chăm sóc sức khỏe cá nhân trẻ: Nhân viên y tế phối hợp cùng trạm y tế trong chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ. + Để theo dõi phát triển thể lực của trẻ qua biểu đồ : - Trẻ 5- 6 tuổi theo dõi cân nặng 3 tháng/lần; theo dõi chiều cao vào tháng 9 và tháng 3 của năm học. + Theo dõi tình trạng dinh dưỡng: Đối với trẻ suy dinh dưỡng, béo phì theo dõi mỗi tháng 1 lần b. Phòng và xử lý các bệnh thường gặp + Tiêm chủng, phòng dịch - Nhắc nhở và tuyên truyền phụ huynh tiêm phòng đầy đủ cho trẻ theo hướng dẫn của y tế địa phương Theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe của trẻ sau tiêm chủng. Báo cáo y tế địa phương những trường hợp bất thường để xử lý kịp thời. - Trong thời gian có dịch bện xẩy ra nếu có nhiều trẻ bị bệnh do dịch thì giáo viên báo cáo nhà trường để mời y tế đến khám, tìm nguyên nhân, có biện pháp xử lý kịp thời để tránh lây lan. + Phát hiện sớm và chăm sóc trẻ ốm - Khi đón trẻ và chăm sóc trẻ trong cả ngày, nếu thấy trẻ có gì khác thường phải theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ cẩn thận để xử lý kịp thời. - Biết cách xử lí và chăm sóc trẻ ốm tại trường như: Nôn, sốt, đau đầu, đau bụng, sốt cao co giật. c. Bảo vệ an toàn và phòng một số bệnh thường gặp: * An toàn thể lực: - Chỉ đạo giáo viên tạo môi trường an toàn cho trẻ khi đến trường, vệ sinh đồ dùng đồ chơi sạch sẽ, sắp xếp giá tủ gọn gàng, ngăn nắp và thường xuyên kiểm tra cơ sở vật chất để kịp thời thanh lí, tu sửa, không để trẻ bị xây xước, ngã, trơn trượt, đảm bảo an toàn cho trẻ mọi lúc mọi nơi, không để trẻ bị thương tích. - Quản lí trẻ cẩn thận mọi lúc mọi nơi. - Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nước uống và nước sinh hoạt - Có tủ thuốc tại nhà trường và có đủ các loại thuốc thông dụng. - Giáo viên dành thời gian tiếp xúc vui vẻ với trẻ . Tránh gò ép, dọa nạt, phê phán trẻ * An toàn tính mạng: - Không để xẩy ra tai nạn và thất lạc trẻ - Sàn nhà vệ sinh khô ráo, tránh trơn trượt - Không cho trẻ tiếp xúc với người lạ mặt hoặc nhận quà từ người lạ. - Kịp thời Giải quyết những vấn đề về CSVC chưa đảm bảo an toàn để có biện pháp sửa chữa - Phối hợp với các ban nghành đoàn thể để giữ an toàn giao thông trong giờ đưa đón trẻ. - Giáo viên và những người chăm sóc trẻ dành thời gian tiếp xúc vui vẻ với trẻ, tạo không khí thân mật như ở gia đình, tạo cảm giác yên ổn cho trẻ khi ở trường mầm non để trẻ tin tưởng rằng cô yêu trẻ. Tránh gò ép, dọa nạt, phê phán trẻ. |
- BGH - Giáo viên chủ nhiệm, - Nhân viên y tế, - Trạm y tế xã, - Bệnh viện đa khoa Diễn Châu - Phụ huynh - Y tế phối hợp cùng GV - Y tế phối hợp với trạm y tế - Giáo viên phối hợp với phụ huynh, nhân viên y tế - Giáo viên phối hợp cùng nhà trường |
|
3.5. Chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng và trẻ khuyết tật |
- Giáo viên dành thời gian tiếp xúc quan tâm đến nhiều đến trẻ suy dinh dưỡng và trẻ có nhu cầu đặc biệt, trẻ khuyết tật. - Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống dưới 3%, thể thấp còi dưới 4% , béo phì dưới 1%. - Phối hợp với phụ huynh để thống nhất các biện pháp chăm sóc trẻ và cải thiện dinh dưỡng cho trẻ ở nhà để phục hồi dinh dưỡng cho trẻ. - Có đầy đủ hồ sơ trẻ khuyết tật, - Có kế hoạch và chăm sóc trẻ khuyết tật phù hợp theo từng dạng khuyết tật, theo dõi sự tiến bộ của trẻ. |
Giáo viên phối hợp với nhà trường với phụ huynh để thực hiện |
B/ KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TRẺ 5-6 TUỔI, NĂM HỌC 2024-2025
(Kèm theo Kế hoạch số 98/KH-MNDA ngày 09 tháng 9 năm 2024)
Mục tiêu | Nội dung | |
Lĩnh vực phát triển thể chất | ||
a. Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe | ||
MT1. Trẻ khoẻ mạnh, cân nặng, chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi. Cân nặng: + Trẻ trai: 15,9- 27,1kg + Trẻ gái: 15,3- 27,8 kg Chiều cao: + Trẻ trai: 106,1- 125,8cm + Trẻ gái: 104,9- 125,4cm |
- Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, đảm bảo nhu cầu khuyến nghị về năng lượng tại trường của 1 trẻ trong một ngày. - Tập các bài tập thể dục thường xuyên. - Vệ sinh trong ăn uống và vệ sinh cá nhân sạch sẽ. - Phòng chống suy dinh dưỡng. Phòng tránh các bệnh thường gặp. - Khám sức khoẻ định kỳ. Cân đo theo dõi trẻ qua biểu đồ tăng trưởng. Theo dõi tiêm chủng. - Phối kết hợp với phụ huynh để chăm sóc cho trẻ suy dinh dưỡng và thấp còi. |
|
MT2. Lựa chọn được một số loại thực phẩm khi được gọi tên nhóm. Hiểu về giá trị dinh dưỡng của các nhóm thực phẩm. Biết ăn nhiều loại thức ăn, ăn chín, uống nước đun sôi để khỏe mạnh. Nói được tên một số món ăn hàng ngày và dạng chế biến đơn giản. | - Nhận biết, phân loại một số thực phẩm thông thường theo 4 nhóm thực phẩm. - Nhận biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của ăn uống đủ lượng và đủ chất. - Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật: uống nhiều nước ngọt, nước có ga, ăn nhiều đồ ngọt dễ béo phì, hút thuốc lá không có lợi cho sức khỏe.... - Làm quen với một số thao tác đơn giản trong chế biến một số món ăn, thức uống. - Dạy trẻ kỹ năng bóc vỏ trứng. - Dạy trẻ kỹ năng nhặt rau, gọt quả, cắt tỉa. - KN nhào bột,làm các kiểu bánh khác nhau. - KN vắt nước cam, chanh. - KN bóc lạc. |
|
MT3. Trẻ thực hiện được một số việc đơn giản: Vệ sinh cá nhân, đồ dùng, môi trường. Sử dụng đồ dùng thành thạo. |
- Tự rửa tay bằng xà phòng, tự lau mặt, đánh răng. - Tự thay quần áo khi ướt, khi bẩn và để vào nơi quy định. Tự tháo tất,cởi quần áo... - Chải tóc, vuốt tóc bù rối; Chỉnh lại quần áo khị bị xô xệch. - Đi vệ sinh đúng nơi quy định, đi xong biết giội nước cho sạch. - Sử dụng khăn mặt, cốc uống nước đúng cách. - KNS: Gấp quần áo. |
|
MT4. Trẻ có một số hành vi tốt trong ăn uống. Sử dụng đồ dùng phục vụ ăn uống thành thạo. | - Mời cô, mời bạn khi ăn và ăn từ tốn. - Không đùa nghịch, không đổ vãi thức ăn. - Ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. - Không uống nước lã, ăn quà vặt ngoài đường. - Sử dụng đồ dùng phục vụ ăn uống thành thạo: Tự xúc cơm ăn gọn gàng, tự xới cơm, tự chan vào bát. Lấy cốc rót nước uống không làm nước tràn ra ngoài. |
|
MT5. Trẻ có một số hành vi tốt trong vệ sinh, phòng bệnh: Che miêng, hắt hơi, ho, ngáp... |
- Vệ sinh răng miệng sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ, sáng ngủ dậy. - Ra nắng đội mũ, đi tất, mặc áo ấm khi trời lạnh. - Nói với người lớn khi bị đau, chảy máu. - Che miệng khi hắt hơi, không nhổ bậy ra lớp. - Đeo khẩu trang khi ra ngoài và rửa tay, sát khuẩn thường xuyên để phòng bệnh - Dạy trẻ KN : Bảo vệ mắt |
|
MT6. Nhận biết một số vật dụng nguy hiểm, biết những nới nguy hiểm và nói được mối nguy hiểm khi đến gần.Trẻ biết và không làm một số việc có thể gây nguy hiểm. |
- Nhận biết và phòng tránh: + Những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng: bàn là, phích nước nóng, phích điện, ổ cắm điện và những vật sắc nhọn. + Không chơi những nơi nguy hiểm: ao, hồ sông, bể chứa nước, giếng, hố vôi .... + Không tự lấy thuốc uống, không leo trèo bàn ghế, lan can. + KNS: Thoát hiểm khi có cháy. + KNS: Kỷ năng tham gia an toàn giao thông. - Dạy trẻ KN phòng tránh điện giật. |
|
MT7. Nhận biết được một số trường hợp không an toàn và gọi người giúp đỡ, Biết kêu cứu và chạy khỏ nơi nguy hiểm. | - Trường hợp chảy máu, rơi xuống nước. - Khi bị lạc biết nhờ người giúp đỡ. - Biết được địa chỉ, nơi ở, số điện thoại gia đình, người thân. - Không đi theo, không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép. - Không tự ý ra khỏi nhà, khu vực trường lớp khi chưa được sự cho phép của người lớn, cô giáo. + KNS: Phòng tránh bắt cóc. + KNS: Bé làm gì khi bị lạc. + KNS: Phòng tránh đuổi nước. + KNS: Kỷ năng phòng vệ khi gặp chó dữ. |
|
b. Phát triển vận động | ||
MT8.Thực hiện đúng, thuần thục các động tác của bài tập thể dục theo hiệu lệnh hoặc theo bản nhạc. Bắt đầu và kết thúc động tác đúng nhịp. |
- Hít vào thở ra, gày sáy, thổi nơ bay... - Tay: Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên; Co duỗi tay, bắt chéo 2 tay trước ngực. - Lưng, bụng, lườn: Cúi về phía trước; quay, nghiêng sang trái, phải. - Chân: Nhún chân, bước lên phía trước, bước sang ngang, ngồi xổm, đứng lên, bật tại chỗ, co duỗi chân. |
|
MT9. Trẻ giữ được thăng bằng và biết kiểm soát được vận động cơ thể khi thực hiện vận động: Đi /chạy. |
- Đi trên ghế băng đầu đội túi cát (Không làm rơi vật khi đi trên nghế thể dục). - Đi trên ván dốc dài 2m x 3m một đầu kê cao 0,3m. - Đứng 1 chân và giữ thăng bằng người trong 10 giây. - Đi chạy đổi hướng vận động theo đúng hiệu lênh (đổi hướng ít nhất 3 lần). - Đi bằng mép ngoài bàn chân, đi khuỵu gối. - Đi liên tục trên ghế thể dục. - Đi trên dây đặt trên sàn. - Đi nối bàn chân tiến, lùi. - Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh. - Đi theo đường dích dắc (5 -6 điểm). - Chạy liên tục 150 m với tốc độ chậm đều. - Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh. - Chạy chậm100-120m. |
|
MT10. Trẻ biết phối hợp tay-mắt trong vận động: Tung bắt/ đập bóng/ ném |
- Bắt và ném bóng với người đối diện (bắt được 3 lần liên tục không rơi với khoảng cách 4m). - Ném trúng đích đứng (xa 2m, cao 1,5m). - Đi, đạp và bắt được bóng nẩy 4-5 lần liên tiếp. - Đi và đập bóng bằng 2 tay. - Tung bóng lên cao và bắt bóng. - Lăn bóng và di chuyển theo bóng. - Ném xa bằng 1 tay. - Ném xa bằng 2 tay. - Chuyền bắt bóng 2 bên theo hàng ngang, hàng dọc. - Chuyền bóng qua đầu qua chân. - Tung, đập bắt bóng tại chỗ. |
|
MT11. Trẻ biết phối hợp các cơ quan trong cơ thể để thực hiện các vận động: Trườn, bò, trèo. |
- Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế dài 1,5mx30cm. - Bò chui qua ống dài 1,5m x 0,6m. - Bò bằng bàn tay, bàn chân 4-5m. - Bò dích dắc qua 7 điểm. - Trèo lên xuống 7 gióng thang. |
|
MT12. Trẻ mạnh dạn, tự tin trong vận động: Bật, nhảy. |
- Bật xa 40- 50 cm. - Bật liên tục vào vòng. - Bật chụm, tách chân qua 7 ô. - Bật qua vật cản cao 15-20cm. - Nhảy xuống từ độ cao 40-45 cm. - Nhảy lò cò 5m. |
|
MT13. Phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay trong một số hoạt động: Vẽ hình, cắt theo đường cong, đường viền... |
- Các loại cử động bàn tay, ngón tay, cổ tay. - Bẻ, nắn; Lắp ráp. - Xé, cắt đường vòng cung. - Sử dụng kéo, bút. - Tô, đò theo nét. - Cài, cởi cúc áo, kéo khóa(phéc mơ tuya, xâu, luồn, buộc dây. - Vẽ hình, sao chép chữ cái, chữ số, cắt được theo đường viền của hình vẽ. |
|
MT14. Thể hiện nhanh, mạnh, khéo trong thực hiện bài tập tổng hợp. | - Chạy liên tục theo hướng thẳng 18 m trong vòng 10 giây. - Bò vòng qua 5-6 điểm dích dắc, cách nhau 1.5m theo đúng yêu cầu. - Bật xa – Ném xa bằng 2 tay. - Bật khép, tách chân - Chạy nhanh 10m. - Ném đích nằm ngang - Chạy nhanh 12m. - Bật qua 3- 4 vòng- Lăn bóng 4m. - Ném xa bắng 2 tay- chạy nhanh 15m. - Bật qua vật cản cao 20cm, Lăn bóng và di chuyển theo bóng 4m. - Đi, chạy thay đổi hướng theo hiệu lệnh. |
|
MT15: Trẻ biết phối hợp các vận động đi, chạy, bật, nhảy, tung, ném, đạp bò trườn, trèo... để chơi một số trò chơi vận động | * Trò chơi vận động: - Kéo co - Nhảy bao bố - Kẹp bóng bằng chân - Ai nhanh nhất - Lộn cầu vồng - Chạy cướp cờ - Mèo đuổi chuột - Gánh nước qua cầu - Ném vòng cổ chai - Nhảy bì - Gà trong vườn rau - Bò qua ống dài - Thi đội nào nhanh - Chuyền bóng - Chạy tiếp sức; - Nhảy tiếp sức - Bịt mắt bắt dê - Kẹp bóng bằng bụng - Chuyền gạch - Chuyền bóng theo hàng ngang, hàng dọc.... - Giao lưu trò chơi vận động, giao lưu erobic |
|
MT16. Tham gia học tập liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút. | - Tham gia hoạtđộng tích cực. - Không có biểu hiện mệt mỏi, ngáp, ngủ gật.... |
|
Lĩnh vực phát triển nhận thức | ||
a. Khám phá khoa học | ||
MT17. Tò mò tìm tòi, thích khám phá sự vật, hiện tượng xung quanh như đặt câu hỏi về sự vật hiện tượng như: Tại sao có mưa? | - Đồ chơi, đồ vật, trò chơi, hoạt động mới. - Hay hỏi về những thay đổi. - Một số hiện tượng thời tiết theo mùa và ảnh hưởng của nó đến sinh hoạt của con người. + Quan sát, trò chuyện về thời tiết. + Quan sát trời mưa + Quan sát bầu trời. + Trải nghiệm với đá + Trải nghiệm với cát + Trải nghiệm làm vườn... |
|
MT18. Phối hợp các giác quan để quan sát, xem xét, thảo luận sự vật hiện tượng như hoa, quả, con vật... Gọi tên nhóm hoa quả, cây cối, con vật theo đặc điểm chung. | - Đặc điểm bên ngoài của con vật, ích lợi và tác hại đối với con người: + Động vật trong gia đình + Động vật dưới nước + Động vật trong rừng + Côn trùng và 1 số loại chim - Đặc điểm bên ngoài của cây, hoa quả gần gũi, ích lợi và tác hại đối với con người: + Cây xanh và môi trường sống + Một số loại rau – củ + Một số loại hoa + Một số loại quả - Quan sát về: Cây xanh, hoa, quả, rau, củ, con vật... |
|
MT19. Làm thử nghiệm và sử dụng dụng cụ đơn giản để quan sát, so sánh, dự đoán, nhận xét và thảo luận. Nhận ra sự thay đổi trong quá trình phát triển của cây, con vật và một số hiện tượng tự nhiên. | - Thử nghiệm và sử dụng công cụ đơn giản qua các HĐ trải nghiệm: + Thả vật chìm nổi. + Pha màu nước, + Pha đường, muối chanh. + Trải nghiệm gió và chong chóng. - Trải nghiệm: Những trái nho nhảy múa trong nước; Đóng băng nước lạnh; Đâm thủng túi nilon… - Nhận ra sự thay đổi trong quá trình phát triển của cây: + Cây xanh và môi trường sống. + Trải nghiệm: Làm vườn rau, gieo hạt và theo dõi quá trình phát triển của cây... - Nhận ra sự thay đổi trong quá trình phát triển của con vật - Nhận ra sự thay đổi một số hiện tượng tự nhiên: + Sự kỳ diệu của nước + Mùa hè đến |
|
MT20. Dự đoán một số hiện tượng tự nhiên đơn giản, sắp xẩy ra. | - Quan sát và đoán một số hiện tượng tự nhiên có thể xảy ra tiếp theo. | |
MT21: Biết chức năng của các giác quan và 1 số bộ phận khác của cơ thể. | - Cơ thể bé và bạn. - Các giác quan. |
|
MT 22. Phân loại các đối tượng theo những dấu hiệu khác nhau (Đồ dùng, PTGT). |
- Phân loại đồ dùng, một số phương tiện giao thông theo 2-3 dấu hiệu: + Phương tiện và qui định giao thông đường bộ. + Phương tiện và qui định giao thông đường thuỷ. + Phương tiện và qui định giao thông đường hàng không. + Đồ dùng trong gia đình. + Quan sát: Xe máy, xe đạp, ô tô... |
|
MT23. Nhận xét được mối quan hệ của sự vật, hiện tượng. Giải thích được một số mối quan hệ nguyên nhân - kết quả đơn giản trong cuộc sống hàng ngày. Trẻ biết giải quyết các vấn đề bằng các cách khác nhau. |
- Mối quan hệ đơn giản giữa, cây quen thuộc với môi trường sống của chúng, cách chăm sóc cây gần gũi: + Cây xanh và môi trường sống - Nhận ra một vài mối quan hệ đơn giản của ánh sáng, nguồn nước, nắng mưa nóng lạnh trong sinh hoạt hàng ngày. Các nguồn nước trong môi trường sống, nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước: + Sự kỳ diệu của nước. + Mùa hè đến. + Các hiện tượng tự nhiên. + Quan sát, trò chuyện về thời tiết..... + Làm thí nghiệm: Cây và nước... - Một số liên hệ đơn giản giữa đặc điểm cấu tạo với cách sử dụng đồ dùng đồ chơi quen thuộc. |
|
MT24. Nhận xét, thảo luận về đặc điểm, sự khác nhau, giống nhau của các đối tượng được quan sát. Loại một đối tượng không cùng nhóm với các đối tượng còn lại. |
- So sánh sự khác nhau và giống nhau của 2-3 đồ dùng, đồ chơi. - So sánh sự khác nhau và giống nhau của 2 con vật, cây, hoa, quả. - Sự khác nhau giữa ngày và đêm. - Nhận ra sự giống nhau của 2 hoặc 1 nhóm đối tượng. - Nhận ra sự khác biệt của một đối tượng trong nhóm so với những cái khác. - Giải thích đúng khi loại bỏ đối tượng khác biệt đó. |
|
b. Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán | ||
MT25. Nhận biết con số từ 5-10,sử dụng các số đó để chỉ số lượng trong phạm vi 10, số thứ tự. Nhận biết các con số được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. |
- Ôn số lượng trong phạm vi 5. - Đếm đến 6, tao nhóm có số lượng 6, nhận biết chữ số 6 (số 6 tiết 1). - Đếm đến 7, tao nhóm có số lượng 7, nhận biết chữ số 7 (số 7 tiết 1). - Đếm đến 8, tao nhóm có số lượng 8, nhận biết chữ số 8 (số 8 tiết 1). - Đếm đến 9, tao nhóm có số lượng 9, nhận biết chữ số 9 (số 9 tiết 1). - Đếm đến 10, tao nhóm có số lượng 10, nhận biết chữ số 10 (số 10 tiết 1). + Nhận biết ý nhĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày(số nhà, biển số xe…). |
|
MT26. Trẻ biết so sánh số lượng của 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 10 và nói được kết quả. |
* Trẻ biết so sánh số lượng của 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 10: - Dạy trẻ nhận biết mối quan hệ hơn kém nhau trong phạm vi 6 (số 6 tiết 2). - Dạy trẻ nhận biết mối quan hệ hơn kém nhau trong phạm vi 7 (số 7 tiết 2). - Dạy trẻ nhận biết mối quan hệ hơn kém nhau trong phạm vi 8 (số 8 tiết 2). - Dạy trẻ nhận biết mối quan hệ hơn kém nhau trong phạm vi 9 (số 9 tiết 2). - Dạy trẻ nhận biết mối quan hệ hơn kém nhau trong phạm vi 10 (số 10 tiết 2). |
|
MT27. Trẻ biết gộp các nhóm đối tượng trong phạm vi 10 và đếm. Biết tách một nhóm đối tượng trong phạm vi 10 thành 2 nhóm bằng các cách khác nhau. | - Dạy trẻ biết tách nhóm đối tượng số lượng 6 thành 2 phần theo các cách khác nhau và gộp (số 6 tiết 3). - Dạy trẻ biết tách nhóm đối tượng số lượng 7 thành 2 phần theo các cách khác nhau và gộp (số 7 tiết 3). - Dạy trẻ biết tách nhóm đối tượng số lượng 8 thành 2 phần theo các cách khác nhau và gộp (số 8 tiết 3). - Dạy trẻ biết tách nhóm đối tượng số lượng 9 thành 2 phần theo các cách khác nhau và gộp (số 9 tiết 3). - Dạy trẻ biết tách nhóm đối tượng số lượng 10 thành 2 phần theo các cách khác nhau và gộp (số 10 tiết 3). |
|
MT28. Đếm trên đối tượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng. So sánh đối tượng của 3 nhóm trong phạm vi 10 băng các cách khác nhau và nói kết quả: Bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn, ít nhất. | - Trẻ đếm trên đối tượng đồ dùng, hoa quả, con vật... trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng. - So sánh 3 nhóm đối tượng (đồ dùng, hoa quả, con vật...) trong phạm vi 10 băng các cách khác nhau và nói kết quả: Bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn, ít nhất. |
|
MT29: Trẻ biết so sánh 3 nhóm đối tượng và sử dụng các từ: To nhất- nhỏ hơn- nhỏ nhất;Cao nhất- thấp hơn- thấp nhất; Rộng nhất-hẹp hơn- hẹp nhất; nhiều nhất- ít hơn – ít nhất | - So sánh độ lớn của 3 đối tượng. - So sánh chiều của cao 3 đối tượng. - So sách chiều rộng của 3 đối tượng. - So sách chiều dài của 3 đối tượng. - So sánh nhiều hơn, ít hơn của 3 đối tượng. |
|
MT30. Trẻ biết xếp các đối tượng theo trình tự nhất định theo yêu cầu . Nhận ra quy rắc sắp xếp đơn giản và tiếp tục thực hiện theo quy tắc. Sáng tạo ra mẫu sắp xếp và tiếp tục sắp xếp. | - Ghép thành cặp những đối tượng có mối liên quan. - So sánh, phát hiện quy tắc sắp xếp và xếp theo quy tắc. - Tạo ra quy tắc sắp xếp. |
|
MT31. Sử dụng được một số dụng cụ để đo, đong và so sánh, nói kết quả. | - Đo độ dài 1 đối tượng bằng nhiều đơn vị đo. - Đo độ dài nhiều đối tượng bằng 1 đơn vị đo. - Đong nhiều đối bằng 1 đơn vị đong. - Đong nhiều đối tượng bằng 1 đơn vị đo. - Đo dung tích một đối tượng bằng nhiều đơn vị đo. - Đo dung tích nhiều đối tượng bằng một đơn vị đo so sánh và diễn đạt kết quả đo. - Trải nghiệm: Đong nước vào bình... |
|
MT32. Gọi tên và chỉ ra các điểm giống nhau, khác nhua giữa 2 khối khối cầu và khối trụ, khối vuông và khối chữ nhật. | - Phân biệt khối cầu, khối trụ - Phân biệt khối vuông, khối chữ nhật |
|
MT33. Sử dụng các vật liệu khác nhau để tạo ra các hình đơn giản. | - Chắp ghép các hình học để tạo thành các hình mới theo ý thích và theo yêu cầu: + Tạo hình người từ hình học. + Tạo hình hoa từ các hình học.... |
|
MT34. Sử dụng lời nói và hành động để chỉ vị trí của đồ vật so với vật làm chuẩn. | - Phân biệt phía trên- phía dươic; phía trước- phía sau có sự định hướng. - Phân biệt phía phải- phía trái của bạn khác - Phân biệt phía phải- phía trái của đối tượng có sự định hướng |
|
MT35. Gọi đúng tên các thứ trong tuần, các mùa trong năm. | - Nhận biết hôm qua, hôm nay, ngài mai. - Phân biệt các ngày trong tuần - Phân biệt các mùa trong năm. |
|
MT36. Phân biệt hôm qua, hôm nay và ngày mai qua các sự kiện hàng ngày. Nói ngày trên lốc lịch và giờ chẵn trên đồng hồ. |
- Cách xem giờ - Cách xem lịch. |
|
c. Khám phá xã hội | ||
MT 37. Trẻ tự tin giới thiệu đúng họ và tên, tuổi, giới tính và nhu cầu của bản thân khi được hỏi, trò chuyện. | - Họ tên, tuổi, giới tính, đặc điểm bên ngoài, sở thích của bản thân: + Bé Tự giới thiệu về mình. + Cơ thể tôi và bạn. + Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh. + Quan sát: bạn trai, bạn gái... |
|
MT 38. Nói họ, tên và công việc của bố, mẹ các thành viên trong gia đình khi được hỏi, trò chuyện, xem ảnh về gia đình. Nói được địa chỉ gia đình mình. | - Họ, tên và công việc của bố mẹ, các thành viên trong gia đình và công việc của họ. Nhu cầu cần thiết cảu gia đình. Địa chỉ gia đình: + Những người thân yêu trong gia đình. + Nhu cầu gia đình. |
|
MT39. Nói được tên và địa chỉ trường, lớp, một vài đặc điểm của các bạn trong lớp, tên và công việc của cô giáo, các cô bác trong trường, các hoạt động của trẻ ở trường mầm non. | - Tên, địa chỉ của trường, lớp, tên và các bạn. Các hoạt động trong trường MN: + Trường mầm non của bé. + Lớp học của bé. + Các hoạt động ở trường MN. - Quan sát: Các phòng ban trong trường, qua sát hoạt động của lớp khác… |
|
MT40. Nói đặc điểm và sự khác nhau của 1 số nghề phổ biến. |
- Gọi tên, công cụ, sản phẩm, các hoạt động và ý nghĩa của các nghề phổ biến nghề truyền thống của địa phương. Nói đặc điểm và sự khác nhau của 1 số nghề: + Ngày hội cô giáo + Nghề sản xuất nông nghiệp + Nghề xây dựng + Nghề chăm sóc sức khỏe + Chú bộ đội bé yêu + Quan sát: Dụng cụ, sản phẩm của các nghề - Trải nghiệm: Làm vườn; Thu hoạch vườn rau củ |
|
MT41. Kể tên một số địa điểm công cộng gần gũi nơi trẻ sống. |
- Kể, trả lời được câu hỏi của người lớn về những địa điểm vui chơi công cộng, trường học, nơi mua sắm, khám bệnh ở nới trẻ sống hoặc đã được đến. | |
MT42. Nói được một số đặc điểm nổi bật của các mùa trong năm nơi trẻ sống. | - Thứ tự các mùa trong năm. - Mùa hè của bé |
|
MT43. Trẻ kể tên một số lễ hội và nói về hoạt động nổi bật của những dịp lễ hội. |
- Tên gọi, đặc điểm nổi bật và các hoạt động, ý nghĩa của các ngày lễ, hội: + Ngày hội bé đến trường. + Bé vui đón tết trung thu + Vui ngày hội cô giáo(20/11) + Ngày tết của chú bộ đội. + Bé vui đón Tết mừng Xuân. + Lễ hội Đền An Dương Vương (Đền Cuông) + Ngày vui 08/3 + Ngày sinh nhật Bác hồ. + Ngày tết thiếu nhi 1/6 - HĐ trải nghiệm: + Trải nghiệm nặn bánh nướng bánh dèo + Trải nghiệm múa lân cùng cô + Trải nghiệm cắm hoa + Trải nghiệm làm thiệp, gói quà tặng cô, tặng mẹ + Trải nghiệm: Gói bánh chưng... - Trải nghiệm: Tham quan doanh trại bộ độ. |
|
MT44. Trẻ kể được tên và nêu một vài nét đặc trưng của danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử của quê hương, đất nước. |
- Kể tên và nêu một vài nét của danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử của Quê hương - Đất nước: + Diễn An quê hương em ( Đền An Dương vương) - Diễn Châu Quê huơng em (Biển Diễn Thành, Biển cửa hiền, Công viên xanh…) + Nghệ An yêu dấu ( Quê nội , quê ngoại Bác Hồ) + Đất nước diệu kỳ (Thủ đô Hà Nội) - Tham quan, trải nghiệm: + Tham quan Doanh trại bộ đội + Tham quan Đền Cuông, Đình Xuân Ái, Nhà thờ Đoàn Nhữ Hài... + Thăm viếng nghĩa trang liệt sỹ xã Diễn An |
|
MT45. Trẻ biết tên Trường tiểu học, biết một số đồ dùng và hoạt động của học sinh lớp 1. | - Giai đọan chuyển tiếp giữa Trường mầm non lên Trường tiểu học - Trường tiểu học và đồ dùng học sinh lớp 1. - Trải nghiệm: Tham quan Trường tiểu học |
|
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ | ||
a. Nghe hiểu lời nói | ||
MT46. Trẻ thực hiện được các yêu cầu trong hoạt động tập thể | - Nghe, hiểu lời nói yêu cầu của ngừ khác và phản hồi lại bằng những hành động, lời nói phù hợp trong hoạt động tập thể. | |
MT47. Trẻ hiểu được nghĩa từ khái quát: PTGT, động vật, thực vật, đồ dùng..... - Trẻ hiểu được nghĩa từ chỉ các hiện tượng đơn giản: Mưa, nắng... |
- Nghe hiểu các từ chỉ đặc điểm, tính chất, công dụng: đồ dùng/ thực vật/ động vật, PTGT ...... - Nghe hiểu được nghĩa một số từ khái quát về: PTGT, động vật, thực vật, đồ dùng gia đình, đồ dùng hoạc tập: + Thực vật: Hoa, quả, rau, cây + Đồ dùng trong gia đình: bàn, ghế, gường, ấm điện, tủ lạnh, .. + Động vật: Trâu, bò, lợn, Chó, voi, sư tử; tôm, cá... + Nghề nhiệp: Đồ dùng dụng cụ các nghề + PTGT: Ô tô, xe máy, …. - Nghe hiểu được nghĩa một số từ chỉ các hiện tượng gần gủi như : Mưa, nắng.... |
|
MT48. Lắng nghe và nhận xét ý kiến của người đối thoại. Sử dụng được các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm phù hợp với ngữ cảnh |
- Nghe, sử dụng được các từ chỉ đặc điểm, tính chất, công dụng, hoạt động phù hợp với ngữ cảnh - Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp. |
|
b. Sử dụng lời nói trong cuộc sống hàng ngày. | ||
MT49. Trẻ biết kể rõ ràng, có trình tự về sự việc, hiện tượng nào đó để người khác hiểu được; - Kể lại được nội dung chuyện đã nghe theo trình tự nhất định. - Trẻ thích nghe và xem một số phim hoạt hình thiếu nhi bằng tiếng Anh |
- Nghe cô kể chuyện, Kể lại câu chuyện, biết đóng kịch qua nội dung câu chuyện trong các chủ đề: * Trường MN- Bé vui trung thu. Truyện: Ngày đầu đến lớp, Mời bạn đến nhà,Thỏ trắng biết lỗi (Phùng Kim Liên), Bài học đầu năm, Mèo con và quyển sách (Trần Thị Thu); Món quà của cô giáo (Sưu Tầm ); Ai quan trọng nhất( Phòng GD huyện Thanh Trì-Hà Nội)); Sự tích chú cuội cung trăng (Sưu tầm ); * Bản thân: Truyện: Mỗi người mỗi việc (Lê Thị Thu Hương), Cái mồm (Phùng Thành Chung, Cháu rất nhớ bạn, Câu chuyện của tay trái, tay phải (Lý Thị Minh Hà), Chuyện của dê con (Theo Báo); Đôi tai xấu xí (Theo Báo Họa Mi); Cái đuôi của sóc nâu (Bích Hồng); Giấc mơ kỳ lạ (Nguyễn Bích Ngọc); Cháu rất nhớ bạn ấy (Phương Hà); * Gia đình - Ngày hội của cô giáo Truyện: Ai đáng khen nhiều hơn (Phong Thu), Ba cô gái (Thu Thủy), Bàn tay có nụ hôn (Thanh Nga); Hai anh em;... * Nghề nghiệp – Chú bộ đội Truyện: Qủa dưa hấu, Thần sắt, Cây rau của thỏ út (Sưu tầm), Ba anh em (Truyện cổ Grim)… * Động vật- Ngày 8/3- Lễ hội Đền cuông. Truyện: Chú dê đen (Nhà xuất bản giáo dục), Truyện của dê con, Dê con nhanh trí, mèo lại hoàn mèo (Truyện ngụ ngôn Việt Nam), Cá cầu vồng (Cẩm Bích),Con gà trống kiêu căng (Trần Thị Ngọc trâm); Ai đáng khen nhiều hơn; Quả trứng của ai; Cuộc thi bơi của tôm cua cá (Sưu tầm); Cá diếc con (Nguyễn Đình); Bác sỹ chim (Sưu tầm); Bác Gấu đen và hai chú thỏ. * Thực vật- Tết, mùa xuân: Truyện: Qủa bầu tiên (Kim Tuyến), Cây trẻ trăm đốt (Phỏng theo truyện cổ tích), Sự tích hoa hồng (Theo báo hoa hồng), hoa bìm bịp. Sự tích bánh chưng bánh dày (Truyện cổ tích việt nam), Sự tích cây khoai lang (Theo báo họa mi), Cây rau của thỏ út; Chiếc áo mùa xuân (Phương Anh); Chuyện của hoa phù dung (Nguyễn Thái Vân) * Giao thông: Truyện: Một phen sợ hãi (Phạm Minh Thư), Kiến con đi xe ô tô (Phạm Mai Chi), Thỏ con đi học (Đỗ Thị Ngọc Anh), Qua đường (T.H); Vì sao thỏ cụt đuôi (Phạm Hoàng Yến); Những tấm biển biết nói (Nguyễn Đức), Lần đầu tớ đi máy bay, Chuyến du lịch của chú gà trống choai. * Hiện tượng tự nhiên: Truyện: Sự tích ngày và đêm, Son tinh, thủy tinh (Phỏng theo truyện cổ tích việt nam), Con vật bị rơi xuống nước, Giọt nước tý xíu (Nguyễn Linh); Nàng tiên bóng đêm (Vi Tiểu Thanh); Chú bé giọt nước; Cô con út của ông mặt trời (Thu Hằng) * Quê hương - Đất nước - Bác Hồ - TTH Truyện: Sự tích Hồ gương (Phỏng theo truyền thuyết sự tích hồ gươm), Qủa táo của ai, Niềm vui bất ngờ (Nhà xuất bản kim đồng). Thánh gióng (Phỏng theo truyện cổ tích việt nam); Sơn tinh thủy tinh; Mèo con và quyển sách (Trần Thị Thu) - Đóng kịch: đóng vai các nhân vật trong chuyện theo lời dẫn chuyện. |
|
MT50. Đọc biểu cảm câu bài thơ, đồng dao, cao dao dành cho lứa tuổi của trẻ. |
- Đọc thuộc các bài thơ, ca dao, đồng dao về chủ đề, chủ điểm: * Trường MN- Bé vui trung thu +Thơ: Nghe lời cô giáo (Nguyễn Văn Chương), Bàn tay cô giáo (Định Hải), Cô giáo, Bập bênh (Lê Thị Hiển), Gà học chữ (Phạm Trung Hiếu), Làm quen chữ số(Vương Trọng); Tay ngoan ( Võ Thị Như Chơn), Trăng ơi từ đâu đến (Trần Đăng Khoa); Bé học toán (Phan Thị Thu Huyền); Tình bạn (Trần Thị Hương); Mùa thu sang (Trần Đăng Khoa); Chơi ú tim (Phạm Hổ), Bạn mới; + Ca dao, đồng dao: dung dăng dung dẻ, chi chi chành chành, Chú cuội ngồi gốc cây đa * Bản thân: Thơ: Cái lưỡi (Lê Thị Mỹ Phương), Em vẽ (Gia Lai), Xòe tay ( Phong Thu), Bé chẳng sợ tiêm, tay ngoan (Võ Thị Như chơn); Lời bé (Nguyễn Văn Bình); Mẹ của em (Trần Quang Vinh); Những con mắt (Trường mầm non tuổi thơ) + Ca dao, đồng dao: Nu na nu nống, tập tầm vông, mười ngón tay * Gia đình – Ngày hội của cô giáo. Thơ: Em yêu nhà em (Đàm Thị Lam Luyến), Làm anh ( Phan Thị Thanh Nhàn), Giữa vòng gió thơm (Quang Huy), Ngôi nhà, Mẹ của em (Trần Quang Vịnh); Quạt cho bà ngủ (Thạch Quỳ); Ông cháu nhà vịt (Trần Minh), Cô giáo của con (Hà Quang) + Ca dao, đồng dao: Lớn là anh, buổi sáng ngủ dậy, gánh gánh gồng gồng. * Nghề nghiệp – Chú bộ đội. Thơ: Làm bác sỹ (Lê Ngân), Hạt gạo làng ta (Trần Đăng Khoa), Chiếc cầu mới ( Thái hoành Linh), Cái bát xinh xinh (Thanh Hòa); ước mơ của tý ( Lưu Thị Ngọc Lễ); Làm bác sỹ (Lê Ngân); Bát cơm ngày mùa (Nguyễn Thị Thảo), + Ca dao, đồng dao: Kéo cưa lừa xẻ, tay đẹp... * Động vật - Ngày 8/3- Lễ hội Đền cuông Thơ: Chú bộ đội hành quân trong mưa (Vũ Thùy Hương), Mèo đi câu cá ( Thái hoàng Linh), Gà nở (Phạm Hổ), Gà mẹ đếm con (Nguyễn Duy Chế), Con chim chiền chiện (Huy Cận); Mèo đi câu cá ( Thái Thùy Linh); Nàng tiên ốc (Phan Thị Thanh Nhàn); Bó hoa tặng cô (Ngô Quân Miện), + Ca dao, đồng dao: Con cua, con gà, Đi chơi phố, Đi cầu đi quán. * Thực vật: Thơ: Hoa kết trái (Thu Hà), Hoa cúc vàng (Nguyễn Văn Chương), Hoa đào (Mai Văn Hải), Ăn quả (Hồng Thu), Giàn gấc (Đặng Vương Hưng); Mùa xuân (Trần Đăng Khoa); Lời chào của hoa; + Ca dao, đồng dao: Lúa ngô là cô đậu nành. Họ rau, rềnh rềnh ràng ràng. * Giao thông: Thơ: Chúng em chơi giao thông (Ngô Tô Hải), Bé và mẹ (Lương Thị Xiêm), Chú cảnh sát giao thông (Hương Mai), Cháu dắc tay cô (Bùi Thị Tình); cháu dát tay ông (Nguyễn Phan Khuê); Đàn Kiến nó đi (Hương Mai); Tiếng còi tàu (Hồng Vy); Cô dạy con (Bùi Thị Tình); Giúp bà (Hoàng Thị Phảng) + Ca dao, đồng dao: Đi cầu đi quán, bà còng đi chợ trời mưa. * Hiện tượng tự nhiên: Thơ: Mùa hè của em (Tuyết Hoa), Mưa (Trần Đăng khoa), Cầu vồng (Phạm Hổ), Nắng bốn mùa (Mai Anh Đức), Gió, Bình minh trong vườn, Mưa rơi (Xuân quỳnh), Ông măt trời (Ngô Thị Bích Hiền); Trăng ơi từ đâu đến (Trần Đăng Khoa), Trưa hè (Trần Đăng Khoa), + Ca dao, đồng dao: Mua,nằng, mưa, gió, mồng một lưỡi trai. * Quê hương - Đất nước - Bác Hồ - TTH Thơ: Gà tơ đi học, Bác Hồ của em (Phan Thị Thanh Nhàn), Ảnh Bác (Trần Đăng Khoa), Quê em (Trần Đăng Khoa), Quê em vùng biển (Đặng Quang Định sưu tầm); Về quê (Nguyễn Thắng); + Ca dao, đồng dao: Con mèo mà trèo cây cau, con gà cục tác lá chanh, con kiến mà leo cành đa. |
|
MT51.Biết kể có thay đổi một vài tình tiết như thay tên nhân vật, thay đổi kết thúc, thêm bớt sự kiện...trong nội dung truyện. Đóng được vai của nhân vật trong truyện. |
- Kể chuyện sáng tạo. - Đóng kịch |
|
MT52. Sử dụng được các từ: “Cảm ơn, xin lỗi”, “Xin phép”, “Vâng ”; “Dạ”; “Thưa”...phù hợp với tình huống. | - Sử dụng các từ biểu cảm, hình tượng. + KNS: Kỷ năng chào hỏi |
|
c. Làm quen với việc đọc- viết | ||
MT53. Trẻ biết chọn sách để “đọc” và xem. Biết “đọc sách” từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, từ đầu sách đến cuối sách. |
- Xem và nghe đọc các loại sách khác nhau - Để sách đúng nơi quy đinh - Không ném vẽ bậy lên sách... - Có thái độ tốt với sách - Hướng đọc, viết: từ trái sang phải, từ dòng trên xuống dòng dưới, từ đầu đến cuối sách. - Phân biệt phần mở đầu và phần kết thúc của sách. - Trải nghiệm: Ngày hội đọc sách của bé |
|
MT54. Trẻ có khả năng kể chuyện theo tranh minh họa , đồ vật, đồ chơi và theo kinh nghiệm của bản thân. |
- Nhìn vào tranh vẽ trong truyện trẻ có thể kể theo nội dung tranh...... - Sử dụng con rối, đồ vật, đồ chơi để kể chuyện sáng tạo |
|
MT55.Nhận ra kí hiệu thông thường: nhà vệ sinh, nơi nguy hiểm, lối ra - vào, cấm lửa, biển báo giao thông... |
- Làm quen với một số kí hiệu thông thường trong cuộc sống ( nhà về sinh, lối ra, nơi nguy hiểm, biển báo giao thông, đường dành cho ngườ đi bộ...) |
|
MT56. Thích đọc những chữ cái đã biết trong môi trường xung quanh. |
- Thích tìm kiếm những chữ đã biết ở sách, truyện, biểu bảng... Chỉ và đọc những chữ có ở môi trường xung quanh. - Thích tham gia các hoạt động nghe cô đọc sách hỏi người lớn và bạn bè những gì chưa biết. |
|
MT57. - Thể hiện sự thích thú với sách. - Có hành vi giữ gìn, bảo vệ sách. - Có một số hành vi như người đọc sách. |
- Bày tỏ ý tưởng của mình khi làm sản phẩm... - Tìm sách, xem sách, “đọc” sách. - Giở cận thận từng trang khi xem. Không quang quật, vẽ bậy, vứt, ném, xé, làm nhàu sách - Không đồng tình khi bạn làm rách sách. - Biểu hiện hành vi đọc, giả vờ đọc sách - Cầm sách đúng chiều, lật, giở từng trang từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. - Biết cấu tạo của sách quen thuộc |
|
MT58. Biết ý nghĩa một số ký hiệu, biểu tượng trong cuộc sống. | - Một số ký hiệu thông thường trong cuộc sống( Nhà vệ sinh, lối ra, nơi nguy hiểm, biển báo giao thông.........) | |
MT59. - “Đọc” theo truyện tranh đã biết. - Biết kể chuyện theo tranh. |
- Chỉ vào chữ dưới tranh minh họa và đọc thành tiếng theo trí nhớ để đọc thành một câu chuyện có nội dung phù hợp với từng tranh minh họa. - Một số câu chuyện tranh: sắp xếp theo trình tự một số tranh liên hoàn khoảng 4-5 tranh có nội dung rõ ràng, gần gũi phù hợp với nhận thức của trẻ. |
|
MT60. Biết chữ viết có thể đọc và thay cho lời nói. | - Hiểu và dùng tranh ảnh, chữ viết, số ký hiệu. Để thể hiện sự mong muốn truyền đạt. | |
MT61. Biết dùng các ký hiệu hoặc hình vẽ để thể hiện cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩa và kinh nghiệm của bản thân. |
- Tự mình viết ra, tạo ra những hình mẫu, biểu tượng, những hình mẫu ký tự....có sáng tạo để biểu thị cảm xúc, suy nghĩ, ý muốn kinh nghiệm của bản thân. - Đọc lại những ý mình đã viết ra |
|
MT62. Bắt chước hành vi viết và sao chép từ, chữ cái. |
- Cầm bút viết và ngồi viết đúng cách - Sao chép các từ theo các trật tự cố định trong các hoạt động - Biết sử dụng các dụng cụ viết, vẽ khác nhau để biểu đạt ý tượng của mình cho người khác hiểu. |
|
MT63. Biết “viết” tên của bản thân theo cách của mình. |
- Sao chép lại đúng tên của bản thân - Nhận ra tên của mình, tên đồ dùng cá nhân theo tranh vẽ - Sau khi vẽ tranh biết “ viết” tên của mình |
|
MT64. Biết “viết’’ chữ theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. | - Sao chép một số ký hiệu. Bắt đầu từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, mắt nhìn theo nét vẽ. | |
MT65. Nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt. |
- Nhận dạng và phát âm 29 chữ cái theo các nhóm chữ: + Làm quen chữ cái: o,ô,ơ; a,ă,â; e,ê; u,ư; i,t,c; b,d,đ; m,n; l,h,k; p,q; g,y; s,x; v,r + Trò chơi chữ cái: o,ô,ơ; a,ă,â; e,ê; u,ư; i,t,c; b,d,đ; m,n; l,h,k; p,q; g,y; s,x; v,r |
|
MT66. Tô, đồ các nét chữ, sao chép một số ký hiệu, chữ cái, tên của mình | + Tập tô chữ cái: o,ô,ơ; a,ă,â; e,ê; u,ư; i,t,c; b,d,đ; m,n; l,h,k; p,q; g,y; s,x; v,r + Sao chép một số ký hiệu, chữ cái, tên của mình |
|
MT67. Nhận ra ký hiệu thông thường trong cuộc sống. | +Làm quen với 1 số ký hiệu thông thường trong cuộc sống: nhà vệ sinh, lối ra, nơi nguy hiểm, biển báo giao thông: đường dành cho người đi bộ…. | |
MT68. Trẻ có hành vi đúng khi sử dụng sách và các đồ dùng để viết. | - Cầm sách, cầm bút, dở sách đúng cách: Cầm đúng chiều, mở từ trang bìa, lật sách, chỉ vào chữa từ trừ trái qua phải, từ trên xuống dưới. - Biết cách viết theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. - Để sách, bút đúng nơi quy định, không vẽ bẩn làm nhăn nhàu hỏng sách. |
|
Lĩnh vực phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội | ||
a, Thể hiện ý thức về bản thân | ||
MT69. Trẻ nói được họ tên, tuổi, giới tính của bản thân, tên bố mẹ, địa chỉ gia đình và số điện thoại. | - Tên tuổi, giới tính của bạn thân. Biết tên bố mẹ và các thành viên trong gia đình. - Địa chỉ nhà, số điện thoại gia đình hoặc số điện thoại của bố, mẹ. |
|
MT70. Nói được điều bé thích, không thích, những việc bé làm được và nhứng điều không làm được. | - Sở thích và khả năng của bản thân. | |
MT71. Nói được mình có điểm gì giống và khac bạn ( dáng vẻ bề ngoài, giới tính, sở thích và khả năng). | - Điểm giống nhau và khác nhau của mình và người khác. - Chọn và giải thích được lí do, chọn trang phục phù hợp với giới tính, thời tiết... |
|
MT72. Trẻ biết vị trí và trách nhiệm của bạn thân trong gia đình và lớp học. |
- Biết mình là con/cháu/anh/chị/em trong gia đình. - Biết vâng lời giúp đỡ bố mẹ, cô giáo những việc vừa sức. |
|
b, Thể hiện sự tự tin, tự lực | ||
MT73. Đề xuất trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của bạn thân. | - Nên hoặc chọn lựa các trò chơi, hoạt động mà mình thích. . |
|
MT74. Tự làm một số việc đơn giản hàng ngày. Luôn Cố gắng hoàn thành công việc được giao( trực nhật, dọn đồ chơi...). Trẻ thể hiện được sự vui thích khi hoàn thành công việc |
- Chủ động làm một số công việc hàng ngày: Tửa tay, lau mặt, lấy cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định.... - Hoàn thành công việc được người lớn giao như trực nhật: chia giấy vẽ, cất dọn đồ dùng, đồ chơi.. - Vui mừng khi bản thân hoàn thành một công việc, Khoe kể về sản phẩm của mình với người khác... |
|
MT75. Thực hiện một công việc theo cách riêng của mình. |
- Không bắt chước và có những biểu hiện khác biệt trong khi thực hiện nhiệm vụ. - Thực hiện cùng nhiệm vụ như các bạn nhưng theo cách khác với các bạn. - Làm ra sản phẩm tạo hình không giống các bạn khác. |
|
MT76. Thể hiện ý tưởng của bạn thân thông qua các hoạt động khác nhau. |
- Khởi xướng và đề nghị bạn tham gia vào trò chơi. - xây dựng các công trình từ những khối xây dựng khác nhau. - Có những vận động minh họa/ múa sáng tạo khác với hướng dẫn của cô..... |
|
MT77. Chấp nhận sự khác biệt giữa người khác với mình |
- Gọi được tên và chấp nhận các sở thích giống nhau và khác nhau giữa mình và các bạn - Không chê bai bạn…. - Nhận ra rằng mọi người có thẻ sử dụng các từ khác nhau để chỉ cùng 1 vật. |
|
c, Nhận biết và thể hiện cảm xúc. | ||
MT78. Nhận biết được một số trạng thái cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ qua tranh, qua nét mặt, giọng nói của người khác). |
- Nhận biết một số trạng thái cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ) qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, tranh ảnh, âm nhạc. |
|
MT79. Biểu lộ cảm xúc: vui buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ...qua tranh qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói của người khác. | - Bày tỏ tình cảm phù hợp với trạng thái cảm xúc của người khác trong các tình huống giao tiếp khác nhau. | |
MT80. Biết an ủi và chia vui với người thân và bạn bè. | - Mối quan hệ giữa hành vi của trẻ và cảm xúc của người khác (an ủi người thân hay bạn bè khi họ ốm, mệt hoặc buồn rầu bằng lời nói , hoặc cử chỉ; chúc mừng bạn, người thân nhân ngày sinh nhật ...) | |
MT81. Biết kiểm chế cảm xúc tiêu cực khi được an ủi, giải thích. | - Trấn tĩnh lại và kiềm chế những hành vi tiêu cực khi có cảm xúc thái quá (như đánh bạn, cào cấu, cắn, gào khóc...) với sự giúp đỡ của người lớn. - Sử dụng lời nói diễn tả cảm xúc tiêu cực của bạn thân khi giao tiếp với bạn bè và người thân để giải quyết một số xung đột trong sinh hoạt hàng ngày. |
|
MT82. Nhận ra hình ảnh Bác Hồ, lăng Bác Hồ.Thể hiện tình cảm đối với Bác Hồ qua hát, đọc thơ, xem tranh ảnh cùng cô kể chuyện về Bác Hồ. | - Kính yêu Bác Hồ. - Nghe kể chuyện, nghe hát, đọc thơ, xem tranh ảnh về Bác Hồ. - Quan tâm đến ngày Sinh nhật Bác Hồ. |
|
MT83.Biết một vài cảnh đẹp, di tích lịch sử, lễ hội và một vài nét văn hóa của quê hương, đất nước. | - Quan tâm đến di tíc lịch sử, cảnh đẹp, lễ hội quê hương đất nước + Di tích lịch sử: Đền cuông, Nhà thờ Đoàn Nhữ Hài, Quê Bác, quảng trường Hồ Chí Minh. + Cảnh đẹp: Bãi biển cửa Hiền, Biển Diễn Thành, Biển cửa Lò. |
|
d, Hành vi và quy tắc ứng xử xã hội. | ||
MT84. Trẻ thực hiện được một số quy định ở lớp, gia đình và nơi công cộng. |
- Sau khi chơi cất ĐC vào nơi quy định, không làm ồn nơi công cộng, vâng lời ông bà, bố mẹ, anh chị, muốn đi chơi phải xin phép | |
MT85.Trẻ có thói quen chào hỏi,cảm ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn. | -Thực hiện các quy tắc trong sinh hoạt hàng ngày: chào hỏi, xưng hô lễ phép với người lớn. - Cảm ơn, xin lỗi |
|
MT86. Trẻ biết chú ý nghe khi cô, bạn nói, không ngắt lời người khác, biết chờ đến lượt Biết lặng nghe ý kiến, trao đổi thảo thuận, chia sẽ kinh nghiệm với bạn |
- Lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lời nói, cử chỉ lễ phép, lịch sự - Tôn trọng hợp tác và chấp nhận. Biết chờ đến lượt. |
|
MT87. Trẻ biết ứng xử phù hợp với giới tính của bản thân. | - Trẻ biết ăn mặc, điều bộ, cử chỉ phù hợp với giới tính của bản thân: Tư thế nằm ngủ,... | |
MT88. Trẻ biết tìm cách để giải quyết mâu thuẫn. |
Trẻ dùng lời, nhờ sự can thiệp của người khác chấp nhận nhường nhịn để giải quyết mâu thuẩn |
|
MT89 - Dễ hòa động với bạn bè trong nhóm chơi. - Có nhóm bạn chơi thường xuyên. |
- Nhanh chóng nhập cuộc vào hoạt động nhóm. - Được mọi người trong nhóm tiếp nhận. - Chơi trong nhóm bạn vui vẻ, thoải mái. - Thích và hay chơi theo nhóm bạn. - Chơi đoàn kết, thân thiện, chơi thường xuyên, hợp tác để tạo thành nhóm. |
|
MT90 - Chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi. - Thích chia sẽ cảm xúc, kinh nghiệm, đồ dùng đồ chơi với những người gần gũi. |
- Giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi - Quan tâm, chia sẽ giúp đỡ bạn bè. |
|
MT91. Sẵn sàng giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn. | - Chủ động giúp đỡ khi thấy người khác, bạn cần sự trợ giúp. - Sẵn sàng, nhiệt tình khi nhìn thấy bạn hoặc người khác cần sự giúp đơc hoặc khi người lớn yêu cầu. |
|
MT92. Có nhóm bạn chơi thường xuyên. |
- Thích và hay chơi theo nhóm bạn. - Chơi đoàn kết, thân thiện, chơi thường xuyên, hợp tác để tạo thành nhóm. |
|
MT93. Thể hiện sự thân thiện, đoàn kết với bạn bè. |
- Chơi với bạn vui vẻ, thể hiện sự đoàn kết với bạn bè trong các hoạt động. - Biết dùng cách để giải quyết mâu thuẫn giữa các bạn. |
|
MT94. Chấp nhận sự phân công của nhóm bạn và người lớn. |
- Chấp hành và thực hiện sự phân công của người điều hành với thái độ sẵn sàng, vui vẻ. - Thực hiện nhiệm vụ với thái độ sẵn sàng vui vẻ. |
|
MT95. Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác. | - Chủ động bắt tay vào công việc cùng với bạn. - Phối hợp với bạn để hoàn thành công việc vui vẻ, không xảy ra mâu thuẫn. |
|
MT96. Trẻ nhận ra việc làm của mình có ảnh hưởng đến người khác. |
- Nhận biết được một số việc làm của mình có ảnh hưởng đến người khác (khi chơi, ngủ, trong các hoạt động....) - Giải thích hành vi của mình sẽ gây người khác phản ứng như thế nào. |
|
MT97. Trẻ biết đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết. |
- Đề nghị sự giúp đỡ của người cô, các bạn … - Trình bày để người khác giúp đỡ. |
|
MT98. Nhận xét được một số hành vi đúng hoặc sai của con người đối MT. |
- Nhận ra một số hành vi đúng hoặc sai của bản thân, của bạn đối MT. -Thể hiện thái độ với những hành vi sai qua hoạt động tạo hình, âm nhạc, trò chơi. |
|
MT99.Thể hiện sự quan tâm, đồng cảm đến mọi người xung quanh. Quan tâm đến sự công bằng trong nhóm bạn. | - Nhận ra và có ý kiến về sự không công bằng giữa các bạn (thể hiện bằng lời nói, hành động về sự công bằng trong nhóm bạn bè). - Có ý thức xử sự công bằng với bạn bè trong nhóm. - Bảo vệ quyền lợi chính đáng cho bạn. - Bảo vệ bạn khi người khác bắt nạt. |
|
e, Quan tâm đến môi trường | ||
MT100. Bỏ rác đúng nơi quy định. | - Không vứt rác bữa bãi |
|
MT101 .Biết nhắc nhở người khác giữ gìn, bảo vệ môi trường |
- Nhắc nhở bạn thực hiện hành vi bảo vệ môi trường. |
|
MT102.Tiết kiệm trong sinh hoạt | - Tắt điện, tắt quạt khi ra khỏi phòng, khóa vòi nước sau khi dùng, không để thức ăn thừa. | |
MT103. Trẻ có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hằng ngày. | - Bỏ rác đúng nơi qui định, cất đồ chơi đúng nới quy đinh, sắp xếp đồ chơi gọn gàng. - Sử dụng tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt. |
|
MT104.Thích chăm sóc cây, con vật quen thuộc, không bẻ cành, bứt hoa. | - Bảo vệ, chăm sóc con vật, cây cối. - Giữ gìn vệ sinh môi trường. - Nhận biết hành vi “đúng”- “sai”, “tốt”- “xấu” - Tắt điện, tắt quạt khi ra khỏi phòng, khóa vòi nước sau khi dùng, không để thưa. KNS: Phân loại rác thải - Trải nghiệm chăm sóc vườn rau, góc thiên nhiên chăm sóc cây cảnh của lớp - Cho con vật vật ăn |
|
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ | ||
MT105. Tán thưởng, tự khám phá, bắt chước âm thanh và sử dụng các từ gợi cảm nói lên cảm xúc của mình và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật | - Thể hiện thái độ, tình cảm khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc, bắt chước âm thanh và sử dụng các từ gợi cảm nói lên cảm xúc của mình và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật. | |
MT 106.Thể hiện sự thích thú trước cái đẹp. | - Thích thú reo lên, xuýt xoa trước cảnh đẹp thiên nhiên, cảnh đẹp trong một bức tranh. - Lắng nghe một cách thích thú tiếng chim kêu. - Nâng niu một bông hoa, 1 cây non... |
|
MT 107. Chăm chú lắng nghe và hưởng ứng cảm xúc (hát theo, nhún nhảy, lắc lư, thể hiện động tác minh họa phù hợp) theo bài hát bản nhạc; Thích nghe nhạc, nghe hát và nhận ra giai điệu của bài hát, bản nhạc. Thích nghe,hát theo, hát được một số bài hát tiếng Anh đơn giản, phù hợp với lứa tuổi |
- Nhhe và hưởng ứng cảm xúc theo bài hát bản nhạc; - Nghe nhạc, nghe hát và nhận ra giai điệu của bài hát, bản nhạc về chủ đề. * Trường MN- Bé vui trung thu. Cô giáo miền xuôi, Bài ca đi học (Phan Trần Bảng), Đi học (Nhạc: Bùi Đình Thảo, Lòi: Minh Chinh, Bùi Đình Thảo), Chiếc đèn ông sao (Phạm Tuyên), Ngày đầu tiên đi học (Nhạc: Nguyễn Ngọc Thiện. Lời Viễn Phương). Dân ca tự chọn Alphabet Song * Bản thân: Năm ngón tay ngoan (Trần Văn Thụ,Thật đáng chê(Theo điệu Bắc kim tham.Lời Việt Anh), Bắc kim thang (Việt Anh), Nắm tay thân thiết (Nhạc:Hàn Quốc. Em là bông hồng nhỏ (Trịnh Công Sơn). Dân ca tự chọn Happy Birthday. * Gia đình – Ngày hội của cô giáo. Chỉ có một trên đời (Trương Quang Lục), Em là bông hồng nhỏ (Trịnh Công Sơn), Khúc hát ru cảu người mẹ trẻ (Nhạc: Phạm Tuyên. Lời Lâm Thị Mỹ Dạ), Lời ru trên nương (Nhạc:Trần Hoàn. Lời Nguyễn Khoa Điềm), Bàn tay mẹ (Bùi Đình Thảo); Cho con , ba ngọn nến lung linh, Ru con (DC Nam bộ); ru em, Cô nuôi dạy trẻ, Cô giáo mầm non. Dân ca tự chọn, Finger Family. * Nghề nghiệp- Chú bộ đội Ngày mùa (Văn Cao). Xe chỉ luồn kim (Dân ca quan họ Bắc Ninh),Ước mơ xanh, Hạt gạo làng ta (Trần Đăng Khoa), Đi cấy (DCThanh Hóa); Màu áo chú bộ đội (Nguyễn Văn Tý); Dân ca tự chọn; Jingle Bells. * Động vật- Ngày 8/3- Lế hội Đền cuông. Cái bống, Chị ong nâu và em bé (Tân Huyền), Lý con khỉ (Dân ca nam bộ), Con mèo ra bờ sông (Hoàng Hà); Con chim vành khuyên (Hoàng Vân); Chị ong nâu và em bé; Hoa Thơm bướm lượn, Dân ca tự chọn, Twinkle Twinkle Little Star * Thực vật – Tết, mùa xuân. Chúc tết, mùa xuân ơi (Nguyễn Ngọc Thiện), Hoa thơm bướm lượn (Dân ca quan họ bắc ninh) Miền nam của em (Hoàng Nguyễn); Bông hoa mừng cô (Trần Thị Duyên); Dân ca tự chọn, Hello Song. * Giao thông: - Ngồi tựa mạn thuyền (Dân ca quan họ Bắc Ninh), Anh phi công ơi (Nhạc: Xuân Giao. Thơ: Xuân Quỳnh), Bạn ơi có biết (Hoàng Văn Yến); Những con đường em yêu (Hoàng Văn Yến); Bố là tất cả (Thập Nhất); Dân ca tự chọn, Cô dạy cháu bài học giao thông; Lá thuyền ước mơ, Dân ca tự chọn, Goodbye Song. * Hiện tượng tự nhiên: Mưa rơi (Dân ca Xá), Đếm sao, Hạt nắng, hạt mưa ( Huyền My); Reo vang bình minh (Lưu Hữu Phước),Dân ca tự chọ * Quê hương - Đất nước - Bác Hồ - Trường tiểu học. Từ rừng xanh cháu về thăm Lăng Bác (Hoàng Long-Hoàng Lân), Em yêu trường em (Hoàng Vân), Em như chim bồ câu trắng (Trần ngọc), Đi học (Bùi Đình Thảo); Gửi anh một khúc dân ca (Dân ca Nam Bộ); Ai yêu Bác Hồ Chí Minh Hơn thiếu niên nhi đồng (Phong Nhã); Trái đất này là của chúng mình (Định Hải); Dân ca địa phương. If You're happy |
|
MT108. Trẻ hát đúng giai điệu bài hát trẻ em. Biết vận động nhịp nhàng và thể hiện cảm xúc phù hợp theo giai điệu, nhịp điệu bài hát, bản nhạc. | - Hát đúng giai điệu, lời ca bài hát, biết vận động một số bài hát về các chủ đề, chủ điểm: * Trường MN- Vui trung thu. Ngày vui của bé (Hoàng Văn Yến), Em đi mẫu giáo (Dương Minh Viên) Vườn trường màu thu (Cao Minh Khanh), Những khúc nhạc hồng (Trần Xuân Mẫn), Bàn tay cô giáo (Nhạc: Phạm Tuyên-Lời: Đinh Hải), Rước đèn dưới trăng (Phạm Tuyên), Gác Trăng (Nhạc: Hoàng Văn Yến. Lời: Nguyễn Trí Tâm). Hoa trường em (Dương Hưng Bang); Đêm trung thu (Phùng Như Thạch), trường chúng cháu là trường Mầm non (Phạm Tuyên). * Bản thân: Cái mũi (Nhạc: Nước ngoài. Lời: Lê Đức-Thu Hiền), Càng lớn càng ngoan (Đức Bằng), Mời bạn ăn (Trần Ngọc), Khuôn mặt cười (Nhạc: Hàn Quốc), Đường và chân (Nhạc: Hoàng Long. Lời: Xuân Tửu); Tôi bị ốm (Phan Hương); Gà gáy vang dậy bạn ơi (Văn Dung); Nắng sớm (Hàn Ngọc Bích); Cùng đi đều (Hoàng Kim Định); Tay thơm tay ngoan (Bùi Đình Thảo); * Gia đình - Ngày hội của Cô giáo Múa cho mẹ xem (Xuân Giao), ông cháu (Phong Nhã), Bé chăm quét nhà (Hà Đức Hậu), Cả nhà đều yêu (Bùi Anh Tôn), Bà còng (Phạm Tuyên); Nhà của tôi (Chu Hiền); Bàn tay mẹ (Bùi Đình Thảo), Cô giáo miền xuôi (Mộng Lân), * Nghề nghiệp- Chú bộ đội. Cháu yêu cô chú công nhân (Hoàng Văn Yến), Lớn lên cháu lái máy cày (Kim Hữu), Bác đưa thư vui tính (Hoàng Lân); Cháu yêu cô thợ dệt (Thu Hiền), Lớn lên em sẽ làm gì (Trần Hữu Pháp) Cháu thương chú bộ đội (Hoàng Văn Yến); Chú bộ đội đi xa ( Hoàng Vân))... * Động vật - Ngày hội 8/3- Lễ hội Đền Cuông Chú mèo con (Nguyễn Đức Toàn), Cá vàng bơi (Hà Hải), Chú voi con (Phạm Tuyên), Vật nuôi (Nhạc: Anh. Dịch: Đào Ngọc Dung, Con chuồn chuồn (Vũ Đình Lê), Chim chích bông (Nhạc:Văn Dung - Lời Nguyễn Viết Bình), Những khúc nhạc hồng (Trần Xuân Mân), Đố bạn (Hồng Ngọc); Voi làm xiếc; Chú voi con ở bản Đôn (Phạm Tuyên), Con cào cào (Khánh Vinh), Ngày vui 8/3 (Hoàng Yến)... * Thực vật- Tết, mùa xuân Quả (Xanh xanh), Bầu và bí (Nhạc:Phạm Tuyên. Lời:Dân ca cổ), Hoa trường em (Dương Hưng Bang), Màu hoa (Hồng Đăng), Mùa xuân (Hoàng Văn Yến), Em yêu cây xanh (Hoàng Văn Yến), Em thêm một tuổi (Trương Quang Lục), Lá xanh (Thái Cơ), Mùa xuân đến rồi (Phạm Thị Sửu). Sắp đến tết rồi (Hoàng Vân); Cùng múa hát mừng xuân (Hoàng Hà) * Giao thông: - Em đi chơi thuyền (Trần Kiết Tường), Đèn đỏ đèn xanh (Nhạc: Lương Vĩnh.Thơ: Thế hội), Em đi qua ngã tư đường phố (Hoàng Văn Yến); Đường em đi (Ngô Quốc Tính); Lái máy bay (Xuân Giao); Đi đường em nhớ (Nguyễn Thị Thanh) * Hiện tượng tự nhiên: - Mùa hè đến (Nguyễn Thị Nhung), Cho tôi đi làm mưa với (Hoàng Hà), Ánh trăng hòa bình (Nhạc: Hồ Bắc. Lời Mộng Lân). Cháu vẽ ông mặt trời (Tân Huyền); Nắng sớm (Hàn Ngọc Bích); Trời nắng trời mưa (Đặng Nhất Mai) * Quê hương - Đất nước - Bác Hồ - TTH -Tạm biệt búp bê (Hoàng Thông), Nhớ giọng hát Bác Hồ (Nhạc Thanh Lộc. Lời: Tạ Hữu Yên), Nhớ ơn Bác (Phan huỳnh Điểu), Em mơ gặp Bác Hồ (Xuân Giao); Yêu Hà Nội (Bảo Trọng); Dâng hoa lên ông và Bác (Phạm Thị Sửu); Múa với bạn tây nguyên (Phạm Tuyên), Cháu vẫn nhớ trường mầm non (Hoàng Lân) |
|
MT109. Trẻ thể hiện sự hứng thú khi tham gia vào các hoạt đông âm nhạc: biểu diễn, trò chơi | - Biểu diễn cuối chủ đề Trường Mần non - Biểu diễn cuối chủ đề Bản thân - Biểu diễn cuối chủ đề Gia đình - Biểu diễn cuối chủ đề Ngành nghề - Biểu diễn cuối chủ đề Động vật - Biểu diễn cuối chủ đề Thực vật, tết, mùa xuân - Biểu diễn cuối chủ đề Giao thông - Biểu diễn cuối chủ đề Nước hiện tượng tự nhiên - Biểu diễn cuối chủ đề Quê hương- Đất nước- Bác Hồ- Trường tiểu học * Trò chơi âm nhạc: - Ai nhanh nhất - Tai ai tinh - Khiêu vũ - Những nốt nhạc vui - Tiếng hát ở đâu - Nghe giai điệu đoán tên bài hát - Bịt mắt đoán tên bạn hát - Hát theo hình vẽ - Vũ điệu sôi động - Nghe tiếng hát tìm đồ vật - Nghe tiết tấu tìm đồ vật - Vũ hội ngành nghề - Bạn nào hát - Nghe thấu hát tài - Bao nhiêu bạn hát - Ô cửa bí mật |
|
MT110. Đặt tên mới cho đồ vật, câu chuyện, đặt lời mới cho bài hát. | - Thay một từ hoặc một cụm từ của một bài hát (VD: Bài hát “mẹ ơi mẹ con yêu mẹ lắm” thay cho “ Bà ơi bà cháu yêu bà lắm” | |
MT111. Biết phối hợp và lựa chọn các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu thiên nhiên để tạo ra sản phẩm. Nói về ý tưởng thê hiện trong sản phẩm tạo hình của mình. |
- Phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm và nói được ý tưởng sản phẩm của mình: + Trang trí bưu thiếp ngày tết. + Trang trí rèm cửa lớp học. + Trang trí khăn quàng cổ; + Tạo hình rau, củ , quả; + Làm các con vật từ lá cây. + Tạo hoa từ dấu vân tay. + Làm đèn giao thông + Làm bức tranh về các chủ đề... + Thiết kế chùa một cột - Làm bàn tay robots cử động được - Làm khung anh để bàn đứng được - Làm cái cuốc. - Làm ô tô tải chạy được. - Làm chiếc thuyền nổi trên mặt nước - Thiết kế thiệp tặng bà, mẹ, cô giáo - Thiết kế kẹp tóc, dây buộc tóc + Thiết kế khung ảnh của bé... |
|
MT112. Biết phối hợp các kỹ năng vẽ để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối. Biết tô màu tranh không chờm ra ngoài. | - Biết phối hợp các kỹ năng vẽ, tô màu để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối: + Vẽ và tô màu đồ chơi trong trường MN + Vẽ và tô màu cô giáo. + Vẽ và tô màu chân dung bé. + Vẽ chân dung người thân trong gia đình. + Vẽ cái nồi/soong. + Vẽ đồ dùng dụng cụ nghề nông. + Vẽ trang trí cái cốc. + Vẽ tranh chú bộ đội bảo vệ biển đảo. + Vẽ con gà trống. + Vẽ tàu thuyền trên biển. + Vẽ cảnh biển, + Vẽ máy bay + Vẽ trang phục theo mùa theo ý thích. + Vẽ cảnh quê hương em. + Vẽ vườn hoa lăng Bác. + Vẽ đồ dùng học sinh lớp 1. + Vẽ, tô màu trường tiểu học + Vẽ theo ý thích về các chủ đề: Giao thông.... |
|
MT113. Trẻ biết cắt, xé theo đường viền thẳng, cong của các hình đơn giản; Dán các hình vào đúng vị trí cho trước không bị nhăn. |
- Trẻ biết cắt, xé dán đề tại ra các sản phẩm tạo hình: + Cắt dán áo bạn trai, bạn gái; + Cắt dán ngôi nhà từ các hình hình học; + Cắt dán hình ảnh một số nghề; + Cắt dán động vật sống trong rừng; + Cắt dán ô tô + Xé dán vườn cây ăn quả. + Xé dán đàn cá bơi. + Xé dán cột đèn hiệu giao thông. + Xé dán đám mây + Tạo hình rau củ quả - Trẻ làm thủ công: + Cắt, dán đồ chơi trong sân trường mầm non + Cắt dán tủ quần áo + Xé, dán bức tranh phong cảnh + Cắt dán đồ chơi học tập + Cắt, dán hình ảnh một số nghề... |
|
MT114. Phối hợp các kỹ năng nặn để tạo thành bức tranh bố cục cân đối. |
- Phối hợp các kỹ năng nặn để tạo ra sản phẩm: + Nặn đồ dùng trong gia đình. + Nặn mâm ngủ quả + Nặn các con vật + Nặn dụng cụ, sản phẩm của các nghề. |
|
MT115. Phối hợp các kỹ năng xếp hình để tạo thành các sản phẩm có kiểu dáng, màu sắc hài hòa, bố cục cân đối. | - Trẻ làm thủ công phối hợp các kỹ năng xếp hình để tạo thành các sản phẩm: + Làm găng tay + Làm đồng hồ đeo tay + Làm cà vạt tặng bố + Gấp hoa sen + Mô hình thế giới đại dương + Gấp thuyền + Làm ô tô |
|
MT116. Thể hiện được 1 số điều hiểu biết về đối tượng qua các hoạt động chơi, âm nhạc, tạo hình. | - Thể hiện tình cảm trong các bài hát, sản phẩm tạo hình. | |
MT117. Trẻ biết nói ý lên ý tưởng, tạo ra các sản phẩm tạo hình theo ý thích. Trẻ biết đặt tên cho sản phẩm tạo hình. Biết nhận xét sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng, bố cục. |
- Nói lên ý tưởng tạo hình của mình, tạo ra sản phẩm theo ý thích. - Đặt tên cho sản phẩm tạo hình của mình tạo ra - Nhận xét các sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng, bố cục. |
|
MT118. Tự nghĩ ra các hình thức để tạo ra âm thanh, vận động, hát theo các bản nhạc, bài hát yêu thích.Gõ đệm bằng dụng cụ theo tiết tấu tự chọn. | - Tự nghĩ ra các hình thức để tạo ra âm thanh, vận động, hát theo các bản nhạc, bài hát yêu thích. - Gõ đệm bằng dụng cụ theo tiết tấu tự chọn. |
|
MT 119. Ngoại ngữ: Tự tin trong giao tiếp chào hỏi, tạm biệt bằng tiếng Anh - Nghe và nhận diện; nhắc lại, đọc theo được thành tiếng một số từ chỉ người, tên gọi đồ vật, sự vật, hiện tượng và hành động đơn giản, quen thuộc với lứa tuổi; Nghe và nhắc lại được từ chỉ số từ 1 đến 10, một số từ, cụm từ chỉ sự vật, hiện tượng, hành động quen thuộc với lứa tuổi; - Nghe hiểu được nội dung truyện tranh đơn giản, phù hợp với lứa tuổi và trả lời câu hỏi về một số tình tiết rất đơn giản theo trình tự của truyện; - Nhắc lại, đọc theo được một số câu vần, câu thơ Hát theo, hát được một số bài hát quen thuộc với lứa tuổi. - Tô màu được một số nét, chữ cái tiếng Anh. |
- Từ vững: Hello ( xin chào ); good bye ( tạm biệt ); Letter a ( chữ cái a) Ant ( con kiến ); Airplane ( máy bay ) Letter b ( chữ cái b); Bird ( con chim) Balloon ( bóng bay ); Letter c ( chữ cái c) Cup ( cái cốc); Carrot ( củ cà rốt ) Monkey ( con khỉ ); Elephant ( con voi ) Tiger ( con hổ ); Lion ( con sư tử ) Banana( chuối); Meat ( thịt ) Sugercane ( mía); Giraffe (con hươu cao cổ) Snake ( con rắn ); Hippo ( con hà mã ) Zebra( con ngựa vằn ); Panda( con gấu trúc ) Bear ( con gấu ); Letter d ( chữ cái d) Dog ( con chó ); Duck ( con vịt ) Letter e ( chữ cái e); Elbow ( khuỷu tay ) Egg ( quả trứng ); Letter F ( chữ cái f) football ( bóng đá ); firetruck ( xe cứu hỏa ) Grandfather ( ông ); Grandmother(bà Daddy (bố); Mommy (mẹ) Brother ( anh/em trai ); Sister (chị/em gái ) Family ( gia đình ; Letter G ( chữ cái g) Goose ( con ngỗng ); Guitar ( đàn ghi-ta ) Letter H ( chữ cái H ); Hippo ( con hà mã ) Horse ( con ngựa); Letter I ( chữ cái i) Iguana ( con kì nhông ); ink ( lọ mực) Triangle ( hình tam giác ); Circle ( hình tròn ) Square ( hình vuông ); Rectangle ( hình chữ nhật ) Heart ( hình trái tim); Star ( hình ngôi sao ); Drinks ( đồ uống ) Milk (sữa ); Milk tea ( trà sữa ); Coke ( coca-cola); Water ( nước ); Juice ( nước ép ); Dress ( váy dài); Skirt ( váy ngắn ) T -shirt ( áo phông ); Scarf ( khăn quàng cổ ) Hat ( mũ); Handbag ( túi xách tay ) Shoes ( giày ); Shorts ( quần ngắn ) Boots (ủng ); Socks ( tất chân ) Sun ( mặt trời); Rain ( mưa ) Clouds ( mây ); Moon ( mặt trăng ) Rainbow ( cầu vồng ); Stars ( ngôi sao ) - Bài hát: Hello song ( bài hát xin chào ) kids greeting and feelings song ( bài hát chào mừng và cảm xúc ) Letter a song ( bài hát chữ a) One litte finger ( một ngón tay ) Letter b song (bài hát chữ b) Chicken dance( nhảy điệu con gà ) Letter c song (bài hát chữ c) I like animals ( tôi yêu động vật ) Animals sound song ( bài hát về tiếng của động vật ) Animals song ( bài hát về động vật ) What do you see? ( bạn thấy con vật gì?) Letter d song ( bài hát về chữ d) Letter e song ( bài hát về chữ e) Letter f song ( bài hát về chữ f) Daddy finger song (bài hát ngón tay của bố ) Finger family song ( bài hát ngón tay gia đình) Letter G song ( bài hát về chữ G) Letter H song ( bài hát về chữ h) Letter I song( bài hát về chữ I) What shape is it? ( nó có hình dạng gì?) What do you want to drink? (Bạn muốn uống gì?) Do you like juice (Bạn có thích nước ép không) What are you wearing? (Bạn đang mặc cái gì?) The sun comes up!(Mặt trời mọc) Letter G song ( bài hát về chữ G) Letter H song ( bài hát về chữ h) Letter I song( bài hát về chữ I) What shape is it? (nó có hình dạng gì?) What do you want to drink? (Bạn muốn uống gì?) Do you like juice (Bạn có thích nước ép không) What are you wearing ?(Bạn đang mặc cái gì?) The sun comes up!(Mặt trời mọc) |
|
MT 120. Aerobic - Cuối năm học 90% trẻ thực hiện tốt các kỹ thuật như: tách khép chân, lắc hông, di chuyển đá chân trước, sau, ngang. - Trẻ tập luyện được 7 bước Aerobic cơ bản và kết hợp động tác di chuyển chân và tay. - Thực hiện được các động tác di chuyển phối hợp vũ đạo tay chân,các động tác điều hòa kết hợp. - Trẻ thực hiện tốt các vũ đạo như bước nhảy di chuyển tự do và phối hợp. - Xây dựng các bài văn nghệ cuối năm, trẻ phối hợp biểu diễn đội nhóm tốt, phối hợp nhóm biểu diễn, di chuyển đội hình, làm tháp. - Biểu diễn văn nghệ thể hiện kết quả học tập, phát huy tiềm năng của trẻ. |
- Kết hợp diễu hành và chạy bộ, nâng đầu gối, bài tập ép dẻo (vai, ngực, lưng, lườn, hông): Chiếc đèn ông sao, Mái trường nơi học bao điều hay, Đi học - - K ết hợp nhảy co duỗi nâng gối nhảy cách quảng, thực hiện di chuyển đá chân trước, sau, ngang: Bé vui khoẻ, Baby dance, Go go - Kết hợp nâng gối đá chân và đánh ta, xoạc ngang, dọc dẻo lưng ke ngang: Món quà tặng cô, Gia đình nhỏ hạnh phúc to (nhạc mix), Dựng bài 20/11 - Kết hợp tách ngang, nhảy chéo chân trước sau lunge, trường dẻo, các bài tập đi khiểng chân, trên gót chân, khuỵ gối: Jingle bell mix, Anh phi công ơi, Piranha - Kết hợp nâng đầu gối + nhảy cách quảng và nhảy trước sau, các động tác phối hợp, kiểng chân khuỵ gối, kiểng chân di chuyển: Ponitail, Liên khúc con chim non và con cò bé bé, Yokahama - Các động tác di chuyển phối hợp vũ đạo tay, sóng thân, động tác thăng bằng, các động tác điều hoà kết hợp: Quả gì, 12 con giáp, Happy new year - Kết hợp 7 bước cơ bản, bài tập ép dẻo, trường dẻo: Em tập leo núi, Em đi chơi thuyền - Kết hợp đá chân, tách ngang và tách trước sau, nhón chân di chuyển kết hợp tay, bước ngang di chuyển: Trời nắng trời mưa, Dingdingdong, Gummy bear - Nhảy thu gối chống đẩy, bật quay ½ vòng, bật co gối, sóng thần, điều hoà: Em tập leo núi, Nơi đảo xa, Dựng bài cuối năm |