KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CHỦ ĐIỂM: “BẢN THÂN” KHỐI 5-6 TUỔI, NĂM HỌC 2024-2025

Thứ sáu - 27/09/2024 11:01
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN DIỄN CHÂU
TRƯỜNG MẦM NON DIỄN AN
 
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CHỦ ĐIỂM: “BẢN THÂN”
KHỐI 5-6 TUỔI, NĂM HỌC 2024-2025
(Thực hiện trong 3 tuần, từ ngày 07- 25/10/2024)
Mục tiêu giáo dục Nội dung giáo dục Hoạt động giáo dục
Lĩnh vực phát triển thể chất
a. Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe
MT2. Lựa chọn được một số loại thực phẩm khi được gọi tên nhóm. Hiểu về giá trị dinh dưỡng của các nhóm thực phẩm. Biết ăn nhiều loại thức ăn, ăn chín, uống nước đun sôi để khỏe mạnh. Nói được tên một số món ăn hàng ngày và dạng chế biến đơn giản. - Nhận biết, phân loại một số thực phẩm thông thường theo 4 nhóm thực phẩm.
- Nhận biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của ăn uống đủ lượng và đủ chất.
- Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật: uống nhiều nước ngọt, nước có ga, ăn nhiều đồ ngọt dễ béo phì, hút thuốc lá không có lợi cho sức khỏe....
Hoạt động góc
+ Hướng dẫn trẻ một số thao tác đơn giản trong chế biến một số món ăn.
-Giờ ăn: Cô trò chuyện với  trẻ để trẻ hiểu được giá trị của các nhóm dinh dưỡng.
- Cô giới thiệu 1 số món ăn và cách làm món ăn đơn giản để trẻ biết.
 
MT3. Trẻ thực hiện được một số việc đơn giản: Vệ sinh cá nhân, đồ dùng, môi trường. Sử dụng đồ dùng thành thạo.
 
 
 
 
 
- Tự rửa tay bằng xà phòng, tự lau mặt, đánh răng
- Tự thay quần áo khi ướt, khi bẩn và để vào nơi quy định. Tự tháo tất,cởi quần áo...
- Chải tóc, vuốt tóc bù rối; chỉnh lại quần áo khị bị xô xệch.
- Đi vệ sinh đúng nơi quy định, đi xong biết giội nước cho sạch.
- Sử dụng  khăn mặt, cốc uống nước  đúng cách .
- KNS: Gấp quần áo BT
Hoạt động vệ sinh:Trẻ biết rửa tay, lau mặt, súc miệng, đánh răng sau khia ăn cơm xong, sau khi ngủ dậy.
Hoạt động đón – trả trẻ: Cô trò chuyện để trẻ biết làm 1 số việc tự phục vụ bản thân như tự thay quần áo khi bị bẩn và cất đúng nơi quy định.Trẻ biết chỉnh quần áo, chải tóc khi bị xô xệch.
Hoạt động ăn: Trẻ thực hiện súc miệng đánh răng sau bữa ăn.
Hoạt động chiều
- KNS: Gấp quần áo
MT4. Trẻ có một số hành vi tốt trong ăn uống. Sử dụng đồ dùng phục vụ ăn uống thành thạo. - Mời cô, mời bạn khi ăn và ăn từ tốn.
- Không đùa nghịch, không đổ vãi thức ăn.
- Ăn nhiều loại thức ăn khác nhau.
- Không uống nước lã, ăn quà vặt ngoài đường. - Sử dụng đồ dùng phục vụ ăn uống thành thạo:  Tự xúc cơm ăn gọn gàng, tự xới cơm, tự chan vào bát. Lấy cốc rót nước uống không làm nước tràn ra ngoài.
Giờ ăn:
- Trước khi ăn biết mời cô, mời bạn.
- Trong khi ăn phải ăn từ tốn, không đùa nghịch, trêu chọc bạn làm đổ thức ăn.
Đón trả trẻ: Cô trò chuyện, hướng dẫn trẻ thông qua 1 số hình ảnh, video cách sử dụng đồ dung phục vụ ăn uống để trẻ biết và thực hiện tốt hơn.
MT7. Nhận biết được một số trường hợp không an toàn và gọi người giúp đỡ, Biết kêu cứu và chạy khỏ nơi nguy hiểm.
 
 
- Trường hợp chảy máu, rơi xuống nước,
- Khi bị lạc biết nhờ người giúp đỡ.
- Biết được địa chỉ, nơi ở, số điện thoại gia đình, người thân.
- Không đi theo, không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép.
- Không tự ý ra khỏi nhà, khu vực trường lớp khi chưa được sự cho phép của người lớn, cô giáo.
+ KNS: Phòng trách bắt cóc.
- Giờ trả trẻ:
- Giáo dục trẻ cẩn thận biết tự bảo vệ mình. Không đi theo, không nhận quà của người lạ, tránh chỗ nguy hiểm...
- Biết được địa chỉ, nơi ở, số điện thoại gia đình, người thân.
- Không tự ý ra khỏi nhà,
khu vực trường lớp khi
chưa được sự cho phép của
người lớn, cô giáo.
Hoạt động chiều.
+ KNS: Phòng trách bắt cóc.
b.Phát triển vận động
MT8.Thực hiện đúng, thuần thục các động tác của bài tập thể dục theo hiệu lệnh hoặc theo bản nhạc. Bắt đầu và kết thúc động tác đúng nhịp.
 
- Động tác Hô hấp.
- Động tác Tay.
- Động tác Chân
- Động tác Bụng
- Động tác Bật
Hoạt động thể dục sáng và bài tập phát triển chung ở hoạt động học.
- Tập bài phát triển chung.
Tay: 2, bụng 2, chân 3, bật 3.
MT9. Trẻ giữ được thăng bằng và biết kiểm soát được vận động cơ thể khi thực hiện vận động: Đi. .
- Đi thay đổi  tốc độ theo hiệu lệnh:
Hoạt động học
- Đi thay đổi  tốc độ theo hiệu lệnh
MT10.Trẻ biết phối hợp tay-mắt trong vận động: Ném - Ném xa bằng 1 tay
 
Hoạt động học
- Ném xa bằng 1 tay
MT11. Trẻ biết phối hợp các cơ quan trong cơ thể để thực hiện các vận động: Bò. - Bò dích dắc qua 7 điểm - Hoạt động học
Bò dích dắc qua 7 điểm
MT13. Phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay trong một số hoạt động: Vẽ hình, cắt theo đường cong, đường viền...
 
 
 
 
 
- Các loại cử động bàn tay,  ngón tay, cổ tay.
- Bẻ, nắn; Lắp ráp 
- Xé, cắt đường vòng cung.
- Sử dụng kéo, bút.
- Tô, đồ theo nét
- Cài, cởi cúc áo, kéo khóa(phéc mơ tuya, xâu, luồn, buộc dây.
- Vẽ hình, sao chép chữ cái, chữ số, cắt được theo đường viền của hình vẽ.
Giờ hoạt động góc: Trẻ chơi cắt dán trang phục bạn trai, bạn gái. Vẽ, tô màu đôi dép, cái mũ.
Hoạt động chiều: cắt dán đôi tất, trang trí khăn quàng cổ.
-Tập tô chữ cái a, ă, â.
- KNS: Gấp quần áo.
Hoạt động học: Vẽ chân dung bạn trai, bạn gái, làm túi xách.
MT15: Trẻ biết phối hợp các vận động đi, chạy, bật, nhảy, tung, ném, đạp bò trườn, trèo... để chơi một số trò chơi vận động * Trò chơi vận động:
- Kéo co
- Nhảy bao bố
- Kẹp bóng bằng chân
- Bánh xe thần kỳ
- Ai nhanh nhất
- Lộn cầu vồng
- Chạy cướp cờ
- Mèo đuổi chuột
- Nhảy bì
- Bịt mắt đánh trống.
 - quạt bóng
- Thi đội nào nhanh
- Chuyền bóng
- Bịt mắt bắt dê
- Giao lưu trò chơi vận động, giao lưu erobic
Hoạt động học
-Nhảy bao bố.
- Kéo co
- Đội nào nhanh hơn.
+ Hoạt động ngoài trời
- Giao lưu trò chơi vận động.
- Bánh xe thần kỳ
- quạt bóng
- Ai nhanh nhất
- Chạy cướp cờ
- Kéo co.
- Nhảy bì.
-Thả đĩa ba ba
-Lộn cầu vồng
- Chuyền bóng
- Bịt mắt đánh trống.
-Thi đội nào nhanh
- Rồng rắn lên mây
- Bịt mắt bắt dê
- Mèo đuổi chuột
MT16.Tham gia học tập liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút. - Tham gia hoạt động tích cực.
- Không có biểu hiện mệt mỏi, ngáp, ngủ gật....
Hoạt động học :Trẻ tham gia hết thời gian của hoạt động 1 cách tích cực, hào hứng.
 
Lĩnh vực phát triển nhận thức
a.Khám phá khoa học
MT17. Tò mò tìm tòi, thích khám phá sự vật, hiện tượng xung quanh như đặt câu hỏi về sự vật hiện tượng như: Tại sao có mưa? - Đồ chơi, đồ vật, trò chơi, hoạt động mới.
- Hay hỏi về những thay đổi.
- Một số hiện tượng thời tiết theo mùa và ảnh hưởng của nó đến sinh hoạt của con người.
+ Quan sát, trò chuyện về thời tiết.
+ Quan sát trời mưa
+ Quan sát bầu trời.
Hoạt động ngoài trời
+ Quan sát, trò chuyện về thời tiết.
+ Quan sát trời mưa
+ Quan sát bầu trời.
MT19. Làm thử nghiệm và sử dụng dụng cụ đơn giản để quan sát, so sánh, dự đoán, nhận xét và thảo luận. Nhận ra sự thay đổi trong quá trình phát triển của cây, con vật và một số hiện tượng tự nhiên. - Thử nghiệm và sử dụng công cụ đơn giản  qua các HĐ trải nghiệm:
+ Thả vật chìm nổi.
 
Hoạt động ngoài trời
+ Thả vật chìm nổi.
+Thí nghiệmbóng bay thở
 
MT21: Biết chức năng của các giác quan và 1 số bộ phận khác của cơ thể. - Cơ thể bé và bạn
- Các giác quan
-Đón – trả trẻ: Cô trò chuyện với trẻ về các giác quan, về cơ thể của bé và các bạn.
-Hoạt động góc: Góc chơi khám phá trẻ chơi 1 số trò chơi như gắn các bộ phận trên cơ thể,...
 b. Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán
MT34. Sử dụng lời nói và hành động để chỉ vị trí của đồ vật so với vật làm chuẩn. - Phân biệt phía trên- phía dươic; phía trước- phía sau có sự định hướng.
- Phân biệt phía phải- phía trái của bạn khác.
- Phân biệt phía phải- phía trái của đối tượng có sự định hướng
Hoạt động học
-Phân biệt phía trên- phía dưới; phía trước- phía sau có sự định hướng.
- Phân biệt phía phải- phía trái của bạn khác.
Hoạt động đón- trả trẻ.
Phân biệt phía phải- phía trái của đối tượng có sự định hướng
 
MT 37. Nói được họ và tên, tuổi, giới tính và nhu cầu của bản thân khi được hỏi, trò chuyện.   - Họ tên, tuổi, giới tính, đặc điểm bên ngoài, sở thích của bản thân:
+ Bé Tự giới thiệu về mình
+ Cơ thể tôi và bạn.
+ Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh
+ Đôi bàn tay kỳ diệu
+ Quan sát: bạn trai, bạn gái...
Hoạt động học
+ Bé Tự giới thiệu về
Mình.
+ Tôi cần gì để lớn lên và
khỏe mạnh
+ Đôi bàn tay kỳ diệu
Đón trẻ:
- Cơ thể tôi và bạn
+ Hoạt động ngoài trời:
+ Quan sát: bạn trai, bạn
gái.
-Dùng hột hạt, lá cây xếp bạn trai, bạn gái.
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
MT46.Trẻ thực hiện được các yêu cầu trong hoạt động tập thể Nghe, hiểu lời nói yêu cầu của ngừơi khác và phản hồi lại bằng những hành động, lời nói phù hợp trong hoạt động tập thể. Mọi lúc mọi nơi
Giờ đón trẻ trò chuyện với trẻ.
b. Sử dụng lời nói trong cuộc sống hàng ngày.
MT49.Trẻ biết kể rõ ràng, có trình tự về sự việc, hiện tượng nào đó để người khác hiểu được;
- Kể lại được nội dung chuyện đã nghe theo trình tự nhất định.
- Trẻ thích nghe và xem một số phim hoạt hình thiếu nhi bằng tiếng Anh
 
- Nghe cô kể chuyện, Kể lại câu chuyện, biết đóng kịch qua nội dung câu chuyện trong các chủ đề:
Truyện:Mỗi người mỗi việc (Lê Thị Thu Hương), Cái mồm (Phùng Thành Chung, Câu chuyện của tay trái, tay phải (Lý Thị Minh Hà), Chuyện  của dê con (Theo Báo); Đôi tai xấu xí (Theo Báo Họa Mi).
Hoạt động học
Mỗi người mỗi việc (Lê Thị Thu Hương).
-Đón – trả trẻ
-Cậu bé mũi dài,Câu chuyện của tay trái, tay phải (Lý Thị Minh Hà),
Cái mồm (Phùng Thành Chung, chuyện của tay trái, tay phải (Lý Thị Minh Hà), Chuyện  của dê con (Theo Báo); Đôi tai xấu xí (Theo Báo Họa Mi
MT50.Đọc biểu cảm câu bài thơ, đồng dao, cao dao dành cho lứa tuổi của trẻ ở chủ điểm bản thân.
 
Đọc thuộc các bài thơ, ca dao, đồng dao về chủ đề, chủ điểm:
* Bản thân:
Thơ: Cái lưỡi (Lê Thị Mỹ Phương), Em vẽ (Gia Lai), Xòe tay ( Phong Thu), Bé chẳng sợ tiêm, tay ngoan (Võ Thị Như chơn); Lời bé (Nguyễn Văn Bình); Mẹ của em (Trần Quang Vinh); Những con mắt (Trường mầm non tuổi thơ)
+ Ca dao, đồng dao:  Nu na nu nống, tập tầm vông, mười ngón tay
Hoạt động học
tay ngoan (Võ Thị Như chơn)
- Đón trẻ, giờ trẻ trẻ.
Cái lưỡi (Lê Thị Mỹ Phương), Em vẽ (Gia Lai), Xòe tay ( Phong Thu), Bé chẳng sợ tiêm, Lời bé (Nguyễn Văn Bình); Mẹ của em (Trần Quang Vinh); Những con mắt (Trường mầm non tuổi thơ)
+ Ca dao, đồng dao:  Nu na nu nống, tập tầm vông, mười ngón tay
MT51.Biết kể có thay đổi một vài tình tiết như thay tên nhân vật, thay đổi kết thúc, thêm bớt sự kiện...trong nội dung truyện.
Đóng được vai của nhân vật trong truyện.
- Kể chuyện sáng tạo.
- Đóng kịch
Giờ hoạt động góc:
-Trẻ biết sử dụng rối tay, que, tranh.
- Biết thể hiện nhân vật của mình.
-Hoạt động ngoài trời phần chơi tự do: Trẻ tập kể chuyện ở góc sách của nhà trường.
c, Làm quen với việc đọc- viết
MT65. Nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt.
 
- Nhận dạng và phát âm  chữ cái a, ă, â.
+ Làm quen chữ cái:  a,ă,â; 
Hoạt động học
-Làm quen chữ cái:  a,ă,â; 
Trò chơi chữ cái a, ă, â.
-Hoạt động góc: ở góc học tập trẻ chơi 1 số trò chơi với chữ cái a, ă, â như khoanh tròn chữ cái trong bài thơ, xếp chữ cái từ hột hạt, nối chữ cái..
MT66. Tô, đồ các nét chữ, sao chép một số ký hiệu, chữ cái, tên của mình + Tập tô chữ cái: a,ă,â;
 
Giờ hoạt động góc
Tập tô chữ cái: a,ă,â
Hoạt động chiều: Tập sao chép tên của mình.
Lĩnh vực phát triển tình cảm – xã hội
a.Thể hiện ý thức về bản thân
MT69. Trẻ nói được họ tên, tuổi, giới tính của bản thân, tên bố mẹ, địa chỉ gia đình và số điện thoại.   Tên tuổi, giới tính của bạn thân.
 
Hoạt động học.
-Trẻ biết giới thiệu tên , tuổi giới tính của bản thân.
MT70. Nói được điều bé thích, không thích, những việc bé làm được và nhứng điều không làm được. - Sở thích và khả năng của bản thân. Hoạt động học: Trẻ biết giới thiệu sở thích và khả năng của bản thân
-Đón – trả trẻ: Cô trò chuyện để giúp trẻ biết được những việc nên làm và những việc không nên làm.
MT71. Nói được mình có điểm gì giống và khac bạn ( dáng vẻ bề ngoài, giới tính, sở thích và khả năng). - Điểm giống nhau và khác nhau của mình và người khác.
- Chọn và giải thích được lí do, chọn trang phục phù hợp với giới tính
Hoạt động học: Trẻ nhận biết được điểm giống nhau và khác nhau của mình và người khác.
-Trẻ biết lựa chọn trang phục phù hợp với giới tính thông qua trò chơi.
b.Thể hiện sự tự tin, tự lực
MT73. Đề xuất trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của bạn thân.  - Nên hoặc chọn lựa các trò chơi, hoạt động mà mình thích.
.
Hoạt động góc:Trẻ biết giới thiệu, lựa chọn trò chơi, góc chơi mà mình thích.
MT77.Chấp nhận sự khác biệt giữa người khác với mình
 
- Gọi được tên và chấp nhận các sở thích giống nhau và khác nhau giữa mình và các bạn.
- Không chê bai bạn….
- Nhận ra rằng mọi người có thẻ sử dụng các từ khác nhau để chỉ cùng 1 vật.
Đón – trả trẻ: Cô trò chuyện với trẻ thông qua hình ảnh, vi deo, tình huống để giúp trẻ biết chấp nhận các sở thích giống nhau và khác nhau giữa mình và bạn.
-Không chê bai bạn khi bạn làm không giống mình.
c. Nhận biết và thể hiện cảm xúc.
MT78.  Nhận biết được một số trạng thái cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ qua tranh, qua nét mặt, giọng nói của người khác). - Nhận biết một số trạng thái cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ) qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, tranh ảnh, âm nhạc.
 
-Hoạt động góc: Trang trí các khuôn mặt biểu lộ cảm xúc.
-Hoạt động chiều: Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi nhận diện cảm xúc qua 1 số biểu hiện trên khuôn mặt, qua giọng nói…
MT79. Biểu lộ cảm xúc: vui buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ...qua tranh qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói của người khác. - Bày tỏ tình cảm phù hợp với trạng thái cảm xúc của người khác trong các tình huống giao tiếp khác nhau. - Đón trẻ trẻ: Cô cho trẻ quan sát 1 số bức tranh, hình ảnh, video về các khuôn mặt biểu lộ cảm xúc và cho trẻ nhận xét.
MT81. Biết kiểm chế cảm xúc tiêu cực khi được an ủi, giải thích.    - Trấn tĩnh lại và kiềm chế những hành vi tiêu cực khi có cảm xúc thái quá (như đánh bạn, cào cấu, cắn, gào khóc...) với sự giúp đỡ của người lớn.
- Sử dụng lời nói diễn tả cảm xúc tiêu cực của bạn thân khi giao tiếp với bạn bè và người thân để giải quyết một số xung đột trong sinh hoạt hàng ngày.
-Hoạt động học : Phần giáo dục cô giáo lồng ghép để giáo dục trẻ.
-Hoạt động chiều: Cô cho trẻ quan sát 1 số video trẻ đánh bạn, xô bạn,cào cấu bạn và cho trẻ nhận xét về những hành vi đó. Cho trẻ dung lời nói của mình để thẻ hiện lại những hành động dó. Cô cùng trẻ tìm hiểu và cô giải thích cho trẻ về những hành động đó để trẻ nghe và hiểu.
d.Hành vi và quy tắc ứng xử xã hội.
MT87. Trẻ biết ứng xử phù hợp với giới tính của bản thân. - Trẻ biết ăn mặc, điều bộ, cử chỉ phù hợp với giới tính của bản thân: --Tư thế nằm ngủ,... -Đón- trả trẻ: Cô trò chuyện với trẻ về thời tiết, về giới tính của trẻ, giúp trẻ lựa chọn những trang phục phù hợp với giới tính, thời tiết.
- Hoạt động ngủ: Trước khi ngủ cô hướng dẫn ch trẻ nghe về các tư thế ngủ tốt, những tư thế ngủ chưa tốt có thể gây nguy hiểm cho bản thân để trẻ biết.
MT88.Trẻ biết tìm cách để giải quyết mâu thuẫn.
 
Trẻ dùng lời, nhờ sự can thiệp của người khác chấp nhận nhường nhịn để giải quyết mâu thuẩn. Hoạt động chiều: Cho trẻ xem 1 số video có 1 số tình huống trẻ mâu thuận với nhau. Cô trao đổi và cùng trẻ tìm cách tháo gỡ nững mẫu thuận đó cho trẻ hiểu.
MT92. Có nhóm bạn chơi thường xuyên. 
 
- Thích và hay chơi theo nhóm bạn.
- Chơi đoàn kết, thân thiện, chơi thường xuyên, hợp tác để tạo thành nhóm.
Hoạt động góc:
- Chơi đoàn kết, thân thiện, chơi thường xuyên, hợp tác để tạo thành nhóm.
MT93. Thể hiện sự thân thiện, đoàn kết với bạn bè.
 
- Chơi với bạn vui vẻ, thể hiện sự đoàn kết với bạn bè trong các hoạt động.
- Biết dùng cách để giải quyết mâu thuẫn giữa các bạn.
Hoạt động học: Trẻ tham gia vào các hoạt động nhóm, trò chơi 1 cách đoàn kết, vui vẽ.
-Đón- trả trẻ:Cô đưa ra 1 số tình huống mâu thuẫn giữa 1 số bạn và cho trẻ nêu cách giải quyết của trẻ. Sau mỗi câu trả lời cô cũng cố, giải thích cho trẻ hiểu để trẻ biết cách giải quyết mâu thuận với nhau.
 
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
MT 107. Chăm chú lắng nghe và hưởng ứng cảm xúc (hát theo, nhún nhảy, lắc lư, thể hiện động tác minh họa phù hợp) theo bài hát bản nhạc; Thích nghe nhạc, nghe hát và nhận ra giai điệu của bài hát, bản nhạc chủ đề bản thân.
-Thích nghe,hát theo, hát được một số bài hát tiếng Anh đơn giản, phù hợp với lứa tuổi
Nghe và hưởng ứng cảm xúc theo bài hát bản nhạc;
- Nghe nhạc, nghe hát và nhận ra giai điệu của bài hát, bản nhạc về chủ đề.
* Bản thân:
 Thật đáng chê(Theo điệu Bắc kim tham.Lời Việt Anh. Em là bông hồng nhỏ (Trịnh Công Sơn).
Hoạt động học
Nghe hát :Em là bông hồng nhỏ (Trịnh Công Sơn).Thật đáng chê(Theo điệu Bắc kim tham.Lời Việt Anh),
MT108. Trẻ hát đúng giai điệu bài hát trẻ em. Biết vận  động nhịp nhàng và thể hiện cảm xúc phù hợp  theo giai điệu, nhịp điệu bài hát, bản nhạc ở chủ điểm bản thân. - Hát đúng giai điệu, lời ca bài hát, biết vận động một số bài hát về các chủ đề, chủ điểm:
* Bản thân:
Khúc hát của đôi bàn tay, ( Nhạc và lời Phạm tuyên)Cái mũi (Nhạc: Nước ngoài. Lời: Lê Đức-Thu Hiền), Mời bạn ăn (Trần Ngọc), Khuôn mặt cười (Nhạc: Hàn Quốc), Đường và chân (Nhạc: Hoàng Long. Lời: Xuân Tửu); Gà gáy vang dậy bạn ơi (Văn Dung).
Hoạt động học
VĐ:Khúc hát của đôi bàn tay, ( Nhạc và lời Phạm tuyên), Đường và chân (Nhạc: Hoàng Long. Lời: Xuân Tửu);
Giờ đón – trả trẻ.
Cái mũi (Nhạc: Nước ngoài. Lời: Lê Đức-Thu Hiền),Mời bạn ăn (Trần Ngọc), Khuôn mặt cười (Nhạc: Hàn Quốc), Gà gáy vang dậy bạn ơi (Văn Dung).
MT109:Trẻ thể hiện sự hứng thú khi tham gia vào các hoạt đông âm nhạc: biểu diễn, trò chơi. - Biểu diễn cuối chủ đề Bản thân
* Trò chơi âm nhạc:
- Ai nhanh nhất
- Những nốt nhạc vui
- Vũ điệu sôi động
Hoạt động học.
- Biểu diễn cuối chủ đề Bản thân
- Những nốt nhạc vui
- Ai nhanh nhất
- Vũ điệu sôi động
MT111. Biết phối hợp và lựa chọn các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu thiên nhiên để tạo ra sản phẩm. Nói về ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình.
 
- Phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra sản phẩm và nói được ý tưởng sản phẩm của mình:
+ Thiết kế khung ảnh của bé...
Hoạt động học
+ Thiết kế khung ảnh của bé...
MT112. Biết phối hợp các kỹ năng vẽ để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối. Biết tô màu tranh không chờm ra ngoài. - Biết phối hợp các kỹ năng vẽ, tô màu để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối:
+ Vẽ  và tô màu chân dung bé.
Hoạt động học
+ Vẽ và tô màu chân dung bé.
Hoạt động góc
-Vẽ tranh tặng bạn, vẽ khuôn mặt bé, vẽ bàn tay, bàn chân…….
MT113. Trẻ biết cắt, xé theo đường viền thẳng, cong của các hình đơn giản;  Dán các hình vào đúng vị trí cho trước không bị nhăn. - Trẻ biết cắt, xé dán đề tại ra các sản phẩm tạo hình:
+ Cắt dán áo bạn trai, bạn gái;
Hoạt động chiều
+ Cắt dán áo bạn trai, bạn gái.
 
MT115. Phối hợp các kỹ năng xếp hình để tạo thành các sản phẩm có kiểu dáng, màu sắc hài hòa, bố cục cân đối. - Trẻ làm thủ công phối hợp các kỹ năng xếp hình để tạo thành các sản phẩm:
+ Làm găng tay
+ Làm đồng hồ đeo tay
Hoạt động chiều
Thực hiện thủ công
+ Làm găng tay
+ Làm đồng hồ đeo tay
 
MT117.  Trẻ biết nói ý lên ý tưởng, tạo ra các sản phẩm tạo hình theo ý thích. Trẻ biết đặt tên cho sản phẩm tạo hình
Biết nhận xét sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng, bố cục.
- Nói lên ý tưởng tạo hình của mình, tạo ra sản phẩm theo ý thích.
- Đặt tên cho sản phẩm tạo hình của mình tạo ra
- Nhận xét các sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng, bố cục.
 
Hoạt động học
Nói lên ý tưởng tạo hình của mình, tạo ra sản phẩm theo ý thích.
- Đặt tên cho sản phẩm tạo hình của mình tạo ra
- Nhận xét các sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng, bố cục
MT118. Tự nghĩ ra các hình thức để tạo ra âm thanh, vận động, hát theo các bản nhạc, bài hát yêu thích.Gõ đệm bằng dụng cụ theo tiết tấu tự chọn. - Tự nghĩ ra các hình thức để tạo ra âm thanh, vận động, hát theo các bản nhạc, bài hát yêu thích.
- Gõ đệm bằng dụng cụ theo tiết tấu tự chọn.
Hoạt động học
-Trẻ nêu được ý tưởng của mình khi thực hiện vận động.
 
  

















































































































































































































































































































































































































                         PHT KÝ  DUYỆT                                                                Tổ Trưởng

                           (Đã ký)                                                                                 (Đã ký)
                   Nguyễn Thị Vinh                                                           Cao Thị Phượng
 
 

Nguồn tin: /uploads/news/2024_11/khgd-chu-de-ban-than-khoi-5-6-tuoi.docx

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn cần  
/
 để chia sẽ thông tin,ý kiến ...

Các tin khác

LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay56
  • Tháng hiện tại1,517
  • Tổng lượt truy cập707,342
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây